PhD Program

1.Thông tin chung về chương trình đào tạo
2. Tổng quan
3. Đối tượng đào tạo
4. Điều kiện dự tuyển và trúng tuyển
5. Điều kiện tốt nghiệp
6. Thông tin chung về cơ sở đào tạo
7. Chương trình và kế hoạch đào tạo
8. Học phí, học bổng và tài trợ
9. Phụ lục 1: Mẫu đánh giá Hồ sơ ứng viên
10. Phụ lục 2: Mẫu đánh giá Đề cương nghiên cứu
11. Phụ lục 3: Mẫu Phiếu chấm điểm
Handout
1.Thông tin chung về chương trình đào tạo
  • Tên ngành đào tạo:

+   Tiếng Việt:             Kỹ Thuật Y Sinh (viết tắt KTYS)
+   Tiếng Anh:            Biomedical Engineering

  • Mã số ngành đào tạo: 9520212
  • Loại hình đào tạo: Tiến sĩ
  • Thời gian đào tạo: 3 năm – 4 năm
  • Tên văn bằng sau khi tốt nghiệp:

+   Tiếng Việt:                Tiến sĩ Kỹ Thuật Y Sinh
+   Tiếng Anh:                Doctor of Philosophy in Biomedical Engineering

  • Quy mô đào tạo: 10 nghiên cứu sinh/năm
  • Hình thức đào tạo: Toàn thời gian
  • Ngôn ngữ giảng dạy và nghiên cứu: Tiếng Anh
2. Tổng quan

2.1.        Mục tiêu đào tạo

Mục tiêu của chương trình đào tạo tiến sĩ KTYS là cung cấp cho xã hội một lực lượng nhân sự có khả năng:

  1. Xây dựng tầm nhìn dựa trên nhu cầu hiện tại và tương lai.
  2. Giải quyết các vấn đề cấp thiết hiện tại dựa trên khả năng sẵn có và xây dựng tiềm năng để phát triển tương lai.

2.2.        Kiến thức và kỹ năng của tiến sĩ KTYS

  1. Sử dụng khối kiến thức cơ bản về khoa học và toán học một cách sáng tạo để giải quyết thực tiễn các vấn đề liên quan đến KTYS.
  2. Có một chiều sâu kiến thức và sự hiểu biết về các nguyên tắc và xu hướng hiện hành của các nhóm ngành thuộc KTYS.
  3. Có kiến thức về đạo đức và môi trường.
  4. Sử dụng chuyên môn của mình nhằm giải quyết các vấn đề về kỹ thuật y tế.
  5. Giao tiếp hiệu quả và làm việc với trách nhiệm về xã hội và chuyên môn cao khi gặp gỡ những người cùng hoặc khác chuyên môn ở cấp độ quốc tế.
  6. Sử dụng một cách sáng tạo các công cụ phục vụ mô phỏng, phân tích, thiết kế, tính toán và kiểm soát.
  7. Thiết kế và thực hiện thí nghiệm với các hệ thống và thiết bị ở các mức độ phức tạp khác nhau và phân tích kết quả tìm được.

2.3.        Khả năng của tiến sĩ KTYS

  1. Khả năng nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật và khoa học quan trọng.
  2. Khả năng phổ biến kiến thức và công bố kết quả nghiên cứu.
  3. Khả năng sáng tạo nhằm xây dựng và giải quyết các vấn đề KTYS chưa xác định hoàn toàn trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
  4. Khả năng áp dụng thiết kế quy trình một cách sáng tạo cho các vấn đề có tính chất đa ngành, đa lĩnh vực.
  5. Khả năng nhận biết, định vị, thu thập và đánh giá các dữ liệu điều tra cần thiết thông qua việc thiết kế và tiến hành quan sát, tạo dựng mô hình, mô phỏng, hoặc thử nghiệm.
  6. Khả năng hoạt động hiệu quả trong các nghiên cứu đa lĩnh vực và phát triển nhóm.
  7. Khả năng giao tiếp hiệu quả trong vai trò là lãnh đạo của một nhóm mà trong đó các thành viên có thể có chuyên môn khác nhau và có kiến thức về quản lý dự án và kinh doanh cũng như các tác động của các giải pháp kỹ thuật vào một môi trường và bối cảnh xã hội.

2.4.        Vị trí công tác của tiến sĩ KTYS

  1. Giảng viên, nghiên cứu viên trong lĩnh vực KTYS (Thiết bị Y tế, Điện tử Y sinh, Vật lý Kỹ thuật Y sinh, Công nghệ Sinh học) ở các trường đại học;
  2. Giảng viên, nghiên cứu viên, trong các trường Đại học Y Dược ở mảng kỹ thuật dược, kỹ thuật y học, thiết bị y tế, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng;
  3. Nghiên cứu viên chính, giám đốc dự án, quản đốc, giám đốc kỹ thuật, giám đốc kinh doanh ở các các công ty sản xuất chế tạo, kinh doanh thiết bị y tế, nhà máy sản xuất thuốc trong và ngoài nước;
  4. Trưởng phòng quản lý thiết bị y tế, kỹ sư lâm sàng (clinical engineer) tại các bệnh viện trong và ngoài nước.
3. Đối tượng đào tạo

Đối tượng là người Việt Nam và người nước ngoài đã có bằng thạc sĩ ngành KTYS hoặc đã có bằng thạc sĩ ngành phù hợp hoặc đã có bằng kỹ sư ngành KTYS. Các đối tượng này được phân loại như sau:

3.1.        Đối tượng 1

Là những người có bằng thạc sĩ ngành KTYS theo Thông tư số 25/2017/TT-BGDĐT:

Mã số

Tên ngành

8520212

Kỹ thuật y sinh

3.2.        Đối tượng 2 

Là những người có bằng thạc sĩ các ngành dưới đây theo Thông tư số 25/2017/TT-BGDĐT.

 

STT

Mã số

Tên ngành

Tên lĩnh vực

1

8520201

Kỹ thuật điện

Kỹ thuật

2

8520203

Kỹ thuật điện tử

3

8520208

Kỹ thuật viễn thông

4

8520216

Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa

5

8520101

Cơ kỹ thuật

6

8520103

Kỹ thuật cơ khí

7

8520301

Kỹ thuật hóa học

8

8520309

Kỹ thuật vật liệu

9

8520401

Vật lý kỹ thuật

10

8420101

Sinh học

Khoa học sự sống

11

8420201

Công nghệ sinh học

12

8440109

Cơ học

Khoa học tự nhiên

13

8440110

Quang học

14

8440112

Hóa học

15

8440122

Khoa học vật liệu

16

8460101

Toán học

Toán và thống kê

 

17

8460117

Toán tin

18

8480101

Khoa học máy tính

Máy tính và công nghệ thông tin

19

8480103

Kỹ thuật phần mềm

20

8480106

Kỹ thuật máy tính

21

8480201

Công nghệ thông tin

22

8720101

Khoa học y sinh

Sức khỏe

 

23

8720104

Ngoại khoa

24

8720107

Nội khoa

25

8720157

Mắt (Nhãn khoa)

26

8720158

Khoa học thần kinh

27

8720601

Kỹ thuật xét nghiệm y học

28

8720602

Kỹ thuật hình ảnh y học

3.3.        Đối tượng 3

Là những sinh viên đã tốt nghiệp đại học chính quy ngành KTYS (7520212) loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 trở lên (theo thang điểm 10) hoặc loại khá có điểm trung bình tích lũy từ 7.5 trở lên (theo thang điểm 10) và có ít nhất một công bố khoa học chuyên ngành thuộc danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước quy định.

4. Điều kiện dự tuyển và trúng tuyển

Áp dụng hình thức xét tuyển với các điều kiện cụ thể theo “Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ” ban hành kèm theo Quyết định số 83/QĐ-ĐHQG ngày 19/02/2016 và Quyết định số 783/QĐ-ĐHQG “Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ” ban hành kèm theo Quyết định số 83/QĐ-ĐHQG ngày 19/02/2016 của ĐHQG-HCM.

4.1.         Hồ sơ dự tuyển

Hồ sơ dự tuyển phải gồm các tài liệu sau đây:

  1. Bằng, bảng điểm tốt nghiệp thạc sĩ; hoặc bằng, bảng điểm tốt nghiệp đại học chính quy loại giỏi có điểm trung bình tích lũy từ 8.0 (theo thang điểm 10) trở lên; hoặc bằng, bảng điểm tốt nghiệp đại học chính quy loại khá có điểm trung bình tích lũy từ 7.5 trở lên (theo thang điểm 10) và ít nhất một công bố khoa học chuyên ngành thuộc danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước quy định. Với người tốt nghiệp chương trình giảng dạy môn học không yêu cầu thực hiện luận văn thạc sĩ phải có ít nhất một công bố khoa học chuyên ngành thuộc danh mục được Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước quy định.
  2. Có bài luận về hướng nghiên cứu, trong đó trình bày rõ ràng về hướng nghiên cứu, đề tài hoặc chủ đề nghiên cứu; tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan; mục tiêu, nhiệm vụ và kết quả nghiên cứu dự kiến; kế hoạch học tập và nghiên cứu trong thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của người dự tuyển trong vần đề hay lĩnh vực dự định nghiên cứu; lý do lựa chọn cơ sở đào tạo; đề xuất người hướng dẫn.
  3. Được một nhà khoa học có tên trong danh sách do trường ĐHQT công bố đồng ý nhận hướng dẫn NCS (nếu thí sinh trúng tuyển). Trường hợp thí sinh đề nghị người hướng dẫn không có tên trong danh sách do trường ĐHQT công bố, thí sinh phải xin ý kiến của trường ĐHQT và được Hiệu trưởng trường ĐHQT chấp thuận trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.
  4. Có hai thư giới thiệu của hai giảng viên hoặc nghiên cứu viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học hoặc tiến sĩ cùng ngành. Thư giới thiệu phải có nhận xét, đánh giá về năng lực, phẩm chất của người dự tuyển, cụ thể:
    • Phẩm chất đạo đức, đặc biệt là đạo đức nghề nghiệp;
    • Năng lực hoạt động chuyên môn;
    • Phương pháp làm việc;
    • Khả năng nghiên cứu;
    • Khả năng làm việc nhóm;
    • Điểm mạnh và điểm yếu của người dự tuyển;
    • Triển vọng phát triển về chuyên môn;
    • Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu người dự tuyển làm
  5. Lý lịch bản thân rõ ràng, không đang ở trong thời gian thi hành kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên và không đang ở trong thời gian thi hành án hình sự, được cơ quan quản lý nhân sự nơi đang làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi cư trú xác nhận.
  6. Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
  7. Có ít nhất 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện (căn cứ theo danh mục tạp chí, hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành do trường ĐHQT quy định và thông báo rộng rãi) trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
  8. Có văn bằng, chứng chỉ minh chứng về trình độ ngoại ngữ Anh tối thiểu IELTS Academic ≥ 5 hoặc tương đương.

4.2.         Quy trình xét tuyển

  1. Hiệu trưởng trường ĐHQT xây dựng thang điểm đánh giá thí sinh theo thang điểm 10 (theo các tiêu chí tại Phận II, Phụ lục V của Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ do Giám đốc ĐHQG-HCM ký ban hành ngày 19/02/2016 kèm quyết định số 83/QĐ-ĐHQG-HCM ).
  2. Thành viên Tiểu ban chuyên môn xét sơ tuyển hồ sơ dự tuyển, kết quả học tập ở trình độ đại học, thạc sĩ; trình độ ngoại ngữ; thành tích, công trình nghiên cứu khoa học đã có của thí sinh; chất lượng bài luận về vấn đề nghiên cứu.
  3. Thí sinh trình bày bài luận về hướng nghiên cứu trước Tiểu ban chuyên môn. Các thành viên Tiểu ban chuyên môn phỏng vấn trực tiếp thí sinh để đánh giá người dự tuyển về tư chất cần có của một NCS; ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính khả thi của bài luận nghiên cứu, về ý kiến nhận xét đánh giá của hai thư giới thiệu, vấn đề dự tính nghiên cứu của người dự tuyển có phù hợp với ngành đào tạo, ... Các thành viên Tiểu ban chuyên môn phải có nhận xét, đánh giá và cho điểm thí sinh theo quy định.
  4. Trưởng Tiểu ban tổng hợp kết quả phỏng vấn. Điểm đánh giá của Tiểu ban là điểm trung bình cộng của các thành viên. Trường hợp các điểm đánh giá của từng thành viên chênh lệch quá 0 điểm so với điểm trung bình thì trưởng Tiểu ban cần phải tổ chức đối thoại để thống nhất điểm cuối cùng. Trưởng Tiểu ban chuyên môn nộp bảng điểm đánh giá thí sinh về Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh cơ sở.
  5. Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh cơ sở có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ do Trưởng ban chuyên môn nộp lại; lập danh sách các thí sinh có điểm trung bình phỏng vấn từ 0 trở lên theo thứ tự ưu tiên điểm từ cao xuống thấp theo từng ngành. Căn cứ chỉ tiêu được xét tuyển, Ban thư ký Hội đồng tuyển sinh cơ sở trình danh sách đề nghị trúng tuyển cho Hội đồng tuyển sinh cơ sở xem xét, xác định danh sách đề nghị thí sinh trúng tuyển, trình Hiệu trưởng trường ĐHQT phê duyệt.

4.3.         Điều kiện trúng tuyển

Căn cứ theo “Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ” ban hành kèm theo Quyết định số 83/QĐ-ĐHQG ngày 19/02/2016 và Quyết định số 783/QĐ-ĐHQG Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 83/QĐ-ĐHQG ngày 19/02/2016 của ĐHQG-HCM. Cụ thể:

Người dự tuyển phải:

  1. Thỏa các điều kiện về hồ sơ xét tuyển, các thủ tục dự tuyển.
  2. Đạt chuẩn chuyên môn do Thủ trưởng cơ sở đào tạo quy định.

Trường ĐHQT công bố đồng ý nhận hướng dẫn NCS (nếu thí sinh trúng tuyển). Những người chưa có bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành hoặc chưa đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ có thể làm hồ sơ xin đăng ký học dự bị tiến sĩ. Trong thời gian tối đa 24 tháng, người học dự bị tiến sĩ có thể hoàn thiện, bổ sung các điều kiện dự tuyển theo quy định để được xét tuyển NCS chính thức. Việc tuyển sinh, tổ chức đào tạo dự bị tiến sĩ được quy định trong phụ lục III của Quyết định số 783/QĐ-ĐHQG về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ thạc sĩ và tiến sĩ đã được ban hành trước đó kèm theo Quyết định số 83/QĐ-ĐHQG ngày 19/02/2016 của ĐHQG-HCM.

5. Điều kiện tốt nghiệp

Căn cứ theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của ĐHQG-HCM được ban hành theo Quyết định số 166/QĐ-ĐHQG ngày 26/02/2018, để được xem xét tốt nghiệp và cấp bằng tiến sĩ, NCS cần thỏa mãn các điều kiện sau đây:

  1. Tuân thủ các quy định, quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ của trường ĐHQT và ĐHQG-HCM.
  2. Tích lũy đủ số tín chỉ bổ sung, chuyển đổi và bắt buộc (tùy theo từng đối tượng cụ thể) của chương trình đào tạo với điểm trung bình bằng hay cao hơn yêu cầu cho mỗi môn (xem phần 7 Kế hoạch đào tạo).
  3. Có tối thiểu 03 bài báo khoa học về kết quả luận văn tiến sĩ do NCS là tác giả chính, trong đó có ít nhất một bài thuộc hệ thống ISI và 2 bài báo trên tạp chí hoặc kỷ yếu hội nghị khoa học nằm trong danh mục được hội đồng giáo sư nhà nước quy định. Bài báo khoa học được quy định là bài báo đã đăng toàn văn trên tạp chí khoa học; hoặc bản thảo toàn văn bài báo và giấy chấp nhận đăng toàn văn bài báo của ban biên tập tạp chí; hoặc bài báo đã đăng trong kỷ yếu hội nghị liên
  4. Hoàn tất 02 chuyên đề và 01 tiểu luận tổng quan của luận án tiến sĩ.
  5. Hoàn tất luận án tiến sĩ và được Hội đồng Đánh giá Luận án (HĐĐGLA) đánh giá đạt theo quy định hiện hành của ĐHQG-HCM.
  6. Đã trình bày đề tài liên quan đến chủ đề nghiên cứu tiến sĩ của mình trong một seminar của Bộ môn hay trong một hội nghị quốc tế chuyên ngành.
  7. Trợ giảng ít nhất một môn học lý thuyết chuyên ngành của giảng viên hướng dẫn luận án tiến sĩ.
  8. Có văn bằng, chứng chỉ minh chứng về trình độ ngoại ngữ Anh tối thiểu IELTS Academic ≥ 5 hoặc tương đương (theo quy định hiện hành của trường ĐHQT).

       NCS sau khi có đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn tất các thủ tục hành chính và tài chính sẽ được cấp bằng Tiến sĩ Kỹ Thuật Y Sinh.

NCS không hoàn thành chương trình Tiến sĩ sẽ không được cấp bằng. Riêng đối tượng 3, nếu không hoàn tất chương trình Tiến sĩ, có thể được xét chuyển qua học và được cấp bằng chương trình đào tạo Thạc sĩ KTYS nếu hội đủ những điều kiện sau đây:

  1. Có đơn xin chấm dứt việc học chương trình đào tạo Tiến sĩ KTYS,
  2. Đã thi đầu vào thạc sĩ KTYS và có quyết định trúng tuyển,
  3. Thỏa các điều kiện tốt nghiệp của chương trình đào tạo Thạc sĩ KTYS.

Lưu ý, khi chuyển qua học chương trình đào tạo Thạc sĩ KTYS, học viên có thể yêu cầu Phòng Sau Đại học – Trường ĐHQT xem xét bảo lưu và chuyển điểm đã học trong chương trình đào tạo Tiến sĩ KTYS qua chương trình đào tạo Thạc sĩ KTYS (phải đảm bảo thời gian bảo lưu điểm).

6. Thông tin chung về cơ sở đào tạo

6.1.         Đội ngũ cán bộ cơ hữu của Khoa KTYS

Dưới đây là danh sách các cán bộ cơ hữu tham gia giảng dạy và hướng dẫn luận án tiến sĩ KTYS:

  1. TS. Võ Văn Tới, Trợ lý Ban Giám Hiệu ĐHQT về việc Phát triển Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ trong Sự sống và Sức Khỏe, tốt nghiệp tiến sĩ tại Thụy Sĩ. Chủ đề luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu độ nhạy của mắt người với ánh sáng chớp tắt và cơ cấu thị giác của võng mạc trong việc nhận thức màu sắc”. Nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Bộ môn KTYS của Đại học MIT, Hoa Kỳ trong chương trình liên kết Health Science and Technology (HST) giữa Harvard Medical School và MIT. Kinh nghiệm nghề nghiệp: Giáo sư Bộ môn Kỹ thuật Thiết kế, Bộ môn Kỹ thuật Điện và Khoa học Máy tính, và Bộ môn KTYS, và là sáng lập viên Bộ môn KTYS tất cả đều ở trường ĐH Tufts, Hoa Kỳ; Giáo sư thỉnh giảng của viện nghiên cứu về mắt Sheie Eye Institute, ĐH Pennsylvania, Hoa Kỳ; sáng lập viên kiêm Phó Giám đốc viện nghiên cứu về mắt Eye Research Institute, Sion, Thụy Sĩ; và là sáng lập viên kiêm Trưởng Bộ môn KTYS tại trường ĐHQT. Các bài báo, bằng sáng chế và công ty ở Hoa Kỳ của ông đều thuộc ngành này. Ông đã tổ chức thành công 07 Hội nghị quốc tế về sự phát triển KTYS tại Việt Nam và nhiều hội nghị KTYS trên thế giới. Chuyên ngành đào tạo: Thiết bị y tế.
  2. Nguyễn Thị Hiệp, Trưởng Bộ môn KTYS, giảng viên, tốt nghiệp tiến sĩ tại Hàn Quốc. Chủ đề luận án tiến sĩ: “Chế tạo và đánh giá trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm trên động vật về sự kết hợp của các polymer sinh học dùng cho các ứng dụng trong mô mềm và mô cứng”. Nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Bộ môn KTYS trường ĐHQT, ĐHQG-HCM. Chuyên ngành đào tạo: Kỹ thuật và Vật liệu y sinh.
  3. Ngô Thanh Hoàn, Phó Trưởng Bộ môn KTYS, giảng viên, tốt nghiệp tiến sĩ tại Hoa Kỳ. Chủ đề luận án tiến sĩ: “Phát triển các phương pháp và hệ thống chẩn đoán gene sử dụng hạt nano và Surface-enhanced Raman Spectroscopy”. Nghiên cứu hậu tiến sĩ trong lĩnh vực Kỹ thuật Quang tử Y sinh tại Bệnh viện Mắt, trường ĐH Duke, Hoa Kỳ. Chuyên ngành đào tạo: Quang tử y tế và chẩn đoán phân tử y sinh.
  4. Phạm Thị Thu Hiền, giảng viên Bộ môn KTYS, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đài Loan. Chủ đề luận án tiến sĩ: “Đặc điểm về hiệu quả quang học của vật liệu y sinh đẳng hướng và của môi trường tế bào mờ đục sử dụng phương pháp phân cực Stokes”. Kinh nghiệm nghề nghiệp: giảng viên trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG-HCM. Chuyên ngành đào tạo: Quang học trong KTYS.
  5. Huỳnh Chấn Khôn, giảng viên Bộ môn KTYS, tốt nghiệp tiến sĩ tại Đức. Chủ đề luận án tiến sĩ: “Vai trò của fibronectin trong liên kết và ngưng tụ tiểu cầu: tác động của cơ sinh học và thụ thể β3 integrin trong quá trình tạo sợi fibrillogenesis”. Nghiên cứu hậu tiến sĩ trong lĩnh vực sinh học cấu trúc trong huyết học tại trường ĐH Heinrich Heine, Düsseldorf, Đức. Chuyên ngành đào tạo: Y học tái tạo và công nghệ y học sinh học.
  6. Trương Phước Long, nghiên cứu viên Bộ môn KTYS, tốt nghiệp tiến sĩ tại Hàn Quốc. Chủ đề luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu cảm biến y sinh dựa trên cộng hưởng plasmon cục bộ bề mặt cho phân tích tương tác sinh học”. Nghiên cứu hậu tiến sĩ tại ĐH Technical University of Denmark, Lyngby, Đan Mạch. Kinh nghiệm nghề nghiệp: giảng viên trường ĐH Tôn Đức Thắng, TP HCM. Chuyên ngành đào tạo: Chẩn đoán phân tử, Công nghệ nano trong y sinh học.
  7. Nguyễn Hồng Vân, giảng viên Bộ môn KTYS, tốt nghiệp tiến sĩ tại Hàn Quốc. Chủ đề luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu bào chế hạt nano tự sắp xếp từ hợp chất gelatin – oleic acid và đánh giá tương tác của hạt nano với albumin trên sự hấp thu của tế bào”. Kinh nghiệm nghề nghiệp: Cán bộ Viện Dược liệu, Hà Nội. Chuyên ngành đào tạo: Dược học.
  8. Hà Thị Thanh Hương, giảng viên Bộ môn KTYS, tốt nghiệp tiến sĩ tại Hoa Kỳ. Chủ đề luận án tiến sĩ: “Protein Shank và Kẽm điều hòa sự chuyển đổi tiểu phần của thụ thể AMPA ở các tế bào thần kinh đang phát triển”. Chuyên ngành đào tạo: KTYS trong Thần kinh học.
  9. Vòng Bính Long, giảng viên Bộ môn KTYS, tốt nghiệp tiến sĩ tại Nhật Bản. Chủ đề luận án tiến sĩ: “Phát triển liệu pháp nano kháng oxi hoá trong điều trị viêm và ung thư đại trực tràng”. Kinh nghiệm nghề nghiệp: giảng viên tại Bộ môn Sinh hóa, khoa Sinh học, trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM. Chuyên ngành đào tạo: Nano y dược.

6.2.         Các định hướng nghiên cứu đề tài luận án và số lượng NCS có thể tiếp nhận hàng năm

STT

Các định hướng nghiên cứu đề tài luận văn

Họ tên, học vị, học hàm người hướng dẫn đề tài luận văn

Số NCS có thể nhận

 

1

Nghiên cứu cơ cấu sinh học của hệ thống thị giác sử dụng phương pháp quang phổ cận hồng ngoại với kích thích quang hình sin

 

GS. TS. Võ Văn Tới

 

1

2

Nghiên  cứu  chế  tạo  máy nhỏ  mắt  tự động, hiệu nghiệm của nó và cơ cấu của bệnh khô mắt

GS. TS. Võ Văn Tới

1

 

3

Nghiên cứu cơ cấu sinh học của hệ thống quai hàm và cánh tay sử dụng phương pháp quang phổ cận hồng ngoại và điện não đồ

 

GS. TS. Võ Văn Tới

 

2

 

4

Nghiên cứu chế tạo các điện cực không dây trong việc đo điện tâm đồ, điện não và điện cơ

 

GS. TS. Võ Văn Tới

 

1

 

5

Chế tạo vật liệu dùng trong thay thế da/ xương

 

TS. Nguyễn Thị Hiệp

 

1

 

6

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm lâm sàng các vật liệu sinh học dùng trong da/xương

 

TS. Nguyễn Thị Hiệp

 

1

7

Phục hồi và tái tạo da/xương bằng tế bào gốc

TS. Nguyễn Thị Hiệp

1

8

Tái sử dụng mô người

TS. Nguyễn Thị Hiệp

1

 

9

Phát triển phương pháp chẩn đoán ung thư sớm dựa trên kỹ thuật sinh  thiết lỏng và giải trình tự gene thế hệ mới

 

TS. Ngô Thanh Hoàn

 

2

10

Phát triển phương pháp chẩn đoán bệnh glaucoma sớm dựa trên kỹ thuật OCT-A

TS. Ngô Thanh Hoàn

1

 

11

Nghiên cứu chế tạo thiết bị chẩn đoán hình ảnh và điều trị dựa trên Quang tử Y tế

 

TS. Ngô Thanh Hoàn

 

1

 

12

Nghiên cứu phát triển thuật toán tự động phân tích dữ liệu Y tế dựa trên trí tuệ nhân tạo

 

TS. Ngô Thanh Hoàn

 

1

 

13

Sử dụng hệ thống ánh sáng phân cực phát hiện các bất thường trong mô sinh học

TS. Phạm Thị Thu Hiền

 

1

14

Nghiên cứu ứng dụng hệ thống la ze trong châm cứu

TS. Phạm Thị Thu Hiền

1

15

Nghiên cứu chế tạo thiết bị chiếu 2D trên mặt phẳng bất kỳ

TS. Phạm Thị Thu Hiền

1

16

Nghiên cứu ứng dụng Hologram trong y sinh

TS. Phạm Thị Thu Hiền

1

17

Nghiên cứu chế tạo các thiết bị chẩn đoán dựa trên các ứng dụng quang học

TS. Phạm Thị Thu Hiền

2

18

Nghiên cứu chế tạo lab-on-the-chip giúp phát hiện nhanh chóng, chính xác với độ nhạy cao các bệnh truyền nhiễm phổ biến ở Việt Nam

TS. Huỳnh Chấn Khôn

1

 

19

Nghiên cứu ứng dụng kích thích tố từ tiểu cầu trong chữa trị vết thương và tái tạo mô

TS. Huỳnh Chấn Khôn

 

1

 

20

Nghiên cứu tổng hợp vật liệu có hoạt tính sinh học từ khuôn gian bào ứng dụng cho chữa trị vết thương và tái tạo mô.

 

TS. Huỳnh Chấn Khôn

 

1

 

21

Phát triển hệ thống lab-on-a-chip dựa trên plasmonic để phát hiện nhanh vi sinh vật gây bệnh

TS. Trương Phước Long

 

1

 

22

Thiết kế cảm biến sinh học để phát hiện ký sinh trùng sốt rét dựa trên sự phát triển xúc tác của hạt nano kim loại và DNAzyme

 

TS. Trương Phước Long

 

1

 

23

Nghiên cứu bào chế hệ phân tán rắn để cải thiện hiệu quả điều trị hoặc/ và che vị dược chất

TS. Nguyễn Hồng Vân

 

1

24

Nghiên cứu dạng bào chế nano ứng dụng trong điều trị bệnh ung thư

TS. Nguyễn Hồng Vân

2

 

25

Nghiên cứu chiết xuất dược liệu và bào chế hệ đưa thuốc phù hợp hướng đến sản phẩm ra thị trường

TS. Nguyễn Hồng Vân

 

1

 

26

Nghiên cứu và chế tạo hệ thống sàng lọc các dược liệu có hoạt tính bảo vệ và chống lão hóa thần kinh

TS. Hà Thị Thanh Hương

 

2

 

27

Chế tạo bộ thiết bị đo tín hiệu não (EEG hoặc fNIRS) ứng dụng trong phân tích hành vi và chẩn đoán bệnh

TS. Hà Thị Thanh Hương

 

2

 

28

Nghiên cứu và phát triển phương pháp chẩn đoán sớm các bệnh lão hóa thần kinh dựa trên dấu ấn sinh học

TS. Hà Thị Thanh Hương

 

3

 

29

Nghiên cứu phát triển hạt Nano thuốc trong điều trị các bệnh đường tiêu hoá – viêm và ung thư

 

TS. Vòng Bính Long

 

2

30

Nghiên cứu tạo nanogel/hydrogel trong tái tạo mạch máu

TS. Vòng Bính Long

1

6.3.         Số lượng bài báo giảng viên và sinh viên Khoa KTYS đã công bố trên các tạp chí quốc tế

Tổng số lượng bài báo và chỉ số ảnh hưởng (impact factor) tương ứng mà giảng viên Bộ môn đăng trong các tạp chí khoa học quốc tế hằng năm tính đến tháng 07 năm 2019. Ngoài ra Bộ môn cũng đã công bố 05 kỷ yếu hội nghị quốc tế, 05 chương sách, nhiều bài báo cáo trong hội nghị quốc tế, tạp chí khoa học trong nước và đăng ký sở hữu trí tuệ.

6.4.         Hợp tác Quốc tế

Trong việc hợp tác đào tạo và nghiên cứu, Khoa KTYS cũng có những liên hệ nhất định với các đại học và tổ chức chuyên ngành trong nước và trên thế giới như:

  1. Với Đại học Baylor, Texas, USA: Benjamin Kelley, Trưởng Khoa Kỹ thuật (Dean of School of Engineering) kiêm Trưởng Bộ môn KTYS.
  2. Với Đại học Houston, Texas, Hoa Kỳ: Marc Gabey.
  3. Với Đại học Tufts University, Massachusetts, Hoa Kỳ, Sergio Fantini.
  4. Với Viện Nghiên cứu Quang tử Fitzpatrick (Fitzpatrick Institute for Photonics) thuộc đại học Duke, Hoa Kỳ : Võ Đình Tuấn, Giám Đốc, giáo sư danh dự (Endowned Chair Professor) ngành KTYS R. Eugene and Susie E. Goodson, kiêm giáo sư ngành Hóa học tại trường đại học Duke.
  5. Với Đại học SUNY Binghamton: Trường ĐHQT ký kết một MOU với Đại học này. Khoa KTYS cũng đã ký kết một MOA với đối tác bên ấy mà Trưởng Bộ môn là TS. Kaiming Ye trong việc trao đổi giảng viên và sinh viên, và hỗ trợ nhau trong việc thiết lập các dự án nghiên cứu chung.
  6. Với Đại học Wright State (Hoa Kỳ): TS. Caroline Cao, giáo sư về Kỹ thuật Y sinh, Công nghiệp và Nhân tố (Biomedical, Industrial and Human Factors Engineering, HFE).
  7. Với Đại học Vanderbilt, Tennessy, USA: GS. Wellington Pham, chẩn đoán hình ảnh
  8. Với Đại học Toronto, Canada: TS. Paul Milgram, giáo sư Bộ môn Cơ khí và Kỹ thuật Công nghiệp tại đại học Toronto (Canada). Chuyên ngành của ông là Kỹ thuật Nhân tố. Ông cũng kiêm nhiệm là giáo sư trong Viện Vật liệu và Kỹ thuật Y sinh.
  9. Với Đại học Alberta, Edmonton, Canada: Lawrence Le, hướng Medical Image Processing.
  10. Với Đại học Sakestchewan, Canada: An Dinh, Bộ môn KTYS.
  11. Với Đại Học Université de Technologie de Compiègne, Pháp: Tiến sĩ Đào Tiến Tuấn nghiên cứu về Cơ khí Y sinh (Biomechanics).
  12. Với Đại học Ajou tại Hàn Quốc: Giáo Sư Beom-Jin Lee, Trưởng khoa Dược. Nghiên cứu hệ phóng thích thuốc (Drug Delivery System).
  13. Với Đại học Cheng Kung Tainan, Đài Loan: GS.TS. Yu-Lung Lo, Trưởng Bộ môn Cơ khí, Micro Opto-Electronics Sensor Laboratory và cùng GS.TS. Fong-Chin Su, Giám đốc Trung tâm Kỹ thuật Y sinh.
  14. Với Đại học National Chung Hsing University Đài Loan: Hui- Min David Wang và GS. Congo Tak Shing Ching.
  15. Với Đại học Sheffield, Anh quốc: TS Cecile Perrault, Mechanical Engineering của Insigneo Institute for in silico
  16. Với Đại học Portsmouth, Anh quốc: Hui Yu và GS. Joan Farrer, Associate Dean, Faculty of Creative and Cultural Industries.
  17. Với London South Bank University, Anh quốc: Raymond Lee, Dean and Professor of Biomechanics, School of Applied Sciences.
  18. Với Đại học Hertfordshire, Anh quốc: TS. Nigel Culkin. Kinh thầu trong KTYS.

6.5.         Các hội nghị quốc tế Khoa đã tổ chức

(http://csc.hcmiu.edu.vn/bme/web/index.php?module=news&task=viewNewsCat&itemId=9&lang=vietnamese)

Mỗi 2 năm một lần Khoa KTYS tổ chức Hội nghị Quốc tế về sự Phát triển KTYS tại Việt Nam và đã tập hợp được nhiều giáo sư, chuyên gia nổi tiếng đến từ nhiều nước trên thế giới. Chủ đề của Hội nghị đặt trong tâm vào Công nghệ chăm sóc sức khoẻ cho các nước đang phát triển. Kỷ yếu của Hội nghị được đăng trong chuỗi kỷ yếu "IFMBE Proceedings Series" (ISBN: 978-981-10-4360-4) của Liên đoàn Kỹ thuật Y học và Sinh học Quốc tế (IFMBE) xuất bản bởi Springer. Chuỗi sách này bao gồm tất cả sách kỷ yếu trong các hội nghị của IFMBE, được in thành sách giấy và sách điện tử trong CD/DVD, và trên website của Springer. Mỗi bài báo có số DOI riêng, và hoàn toàn được công nhận bởi một số dịch vụ lập chỉ mục. Quyển kỷ yếu IFMBE được đánh chỉ mục của ISI (Thomson Reuters), Scopus, Scimago, và Google Scholar.

6.6.         Cơ sở vật chất của trường ĐHQT

Tính đến tháng 8 năm 2018, cơ sở vật chất hiện tại của Trường tạo nên một môi trường học tập đạt chuẩn mực quốc tế, bao gồm:

  1. Khu lớp học có 81 phòng học tổng cộng hơn 5.500 chỗ ngồi với tổng diện tích sàn sử dụng hơn 30.000 m2 tại tòa nhà 1, tòa nhà 2, Thư viện Trung tâm của ĐHQG- HCM và Cơ sở nội thành 234 Pasteur, q.3, Tp. HCM;
  2. Hệ thống 47 phòng thí nghiệm cơ bản và chuyên sâu được bố trí ở các khoa, Khoa với mức đầu tư hơn 160 tỷ đồng;
  3. Hệ thống kỹ thuật hiện đại gồm hệ thống thang máy, điều hòa không khí trung tâm, máy chiếu trang bị cho tất cả các lớp học, hệ thống mạng Wifi phủ khắp khuôn viên trường.

6.7.         Hệ thống phòng thí nghiệm hiện có của Khoa KTYS

Khoa hiện có 10 phòng thí nghiệm hiện đại và đồng bộ đặt tại trường ĐHQT với nhiều trang thiết bị đặc biệt cho KTYS và độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Các phòng thí nghiệm này được thiết lập theo từng hướng nghiên cứu của Khoa và sẽ được dùng trong việc giảng dạy và nghiên cứu trong chương trình đào tạo Tiến Sĩ. Dưới đây là danh sách các phòng thí nghiệm. Các chi tiết với chức năng, thiết bị và các đề tài nghiên cứu tương ứng được trình bày trong các Phụ Lục tương ứng:

  1. Quang tử Y tế (Medical Photonics), phòng A1-108, 30 m2(xem phụ lục 4).
  2. Khởi nghiệp R&D Y tế (R&D Medical Start-up), phòng A1-404, 60 m2.
  3. Kỹ thuật Mô và Y học Tái tạo (Tissue Engineering and Regenerative Medicine), phòng A1-406, 60 m2(xem phụ lục 5).
  4. Kỹ thuật Dược (Pharmaceutical Engineering), phòng A1-407, 60 m2(xem phụ lục 6).
  5. Thiết kế Thiết bị Y tế (Medical Instrumentation Design), phòng A1-408, 60 m2(xem phụ lục 7).
  6. Giao diện Não bộ và Máy tính (Brain and Computer Interface), phòng A1-412, 30 m2(xem phụ lục 8).
  7. Kỹ thuật Lâm sàng (Clinical Engineering), phòng A1-513, 30 m2(xem phụ lục 9).
  8. Kính Hiển Vi Điện tử và Nuôi cấy Tế bào (SEM and Cell Culture), phòng A1-413, 30 m2.
  9. Lab-on-Chip và Cảm biến Y sinh (Lab-on-Chip and Biosensor), phòng A1-410A, 15 m2.
  10. Phòng nuôi chuột thí nghiệm, 5 m2.

Các thiết bị được đầu tư từ 2 dự án lớn do ĐHQG-HCM tài trợ: 17 tỉ đồng vào năm 2011-2013 và 27 tỉ đồng vào năm 2015-2017. Hiện tại Khoa đang xin được đầu tư 30 tỉ đồng cho năm 2020-2022.

6.8.         Hệ thống phòng thí nghiệm hiện có của các đơn vị bạn

Nếu cần thiết, Khoa KTYS cũng sẽ sử dụng các phòng thí nghiệm của khoa Quản trị kinh doanh, và Khoa Kỹ thuật hệ thống công nghiệp của trường ĐHQT để phối hợp đào tạo chuyên ngành Kinh thầu trong KTYS. Cụ thể là sẽ dùng các phòng thí nghiệm: phòng thí nghiệm mô phỏng kinh doanh của Khoa Quản trị Kinh doanh, phòng thí nghiệm mô phỏng công nghiệp và phòng thí nghiệm tạo mẫu sản xuất của Khoa Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp. Khoa KTYS sẽ dùng các phòng thí nghiệm của khoa Công nghệ Sinh học của trường ĐHQT, trường Đại học Khoa học Tự nhiên và Khu Công nghệ cao TP. HCM để phối hợp đào tạo chuyên ngành Y học Ttái tạo, và các phòng thí nghiệm của khoa Điện tử Viễn thông trong Thiết kế Thiết bị Y tế, và Xử lý Tín hiệu và Hình ảnh Y sinh.

6.9.         Phòng sinh hoạt khoa học và làm việc của NCS

Cơ sở vật chất của trường ĐHQT và các đối tác của Trường có thể đảm bảo chất lượng giảng dạy và thực hành của các nội dung có trong chương trình đào tạo. Cụ thể là:

  • Hệ thống phòng đọc của Thư viện trường ĐHQT rộng rãi, thuận tiện cho việc tìm và đọc tài liệu, phòng máy tính có thể truy cập trực tuyến các cơ sở dữ liệu, tạp chí khoa học quốc tế.
  • Hệ thống phòng học, phòng sinh hoạt khoa học với đầy đủ trang thiết bị phục vụ giảng dạy của Khoa KTYS cho lớp học lý thuyết và các seminar chuyên ngành.
  • NCS được bố trí bàn làm việc trong

6.10.     Tài liệu phục vụ giảng dạy và tham khảo

Thư viện trường ĐHQT có diện tích trên 1.000 m2 với hơn 40.000 đầu sách giáo trình bằng tiếng Anh. Kinh phí hàng năm Nhà trường đầu tư mua sách giáo trình và tham khảo cho thư viện của trường là khoảng 500 triệu đồng. Riêng Khoa KTYS có gần 200 quyển sách chuyên khảo về KTYS do GS. Võ Văn Tới và cộng sự nước ngoài hiến tặng, và gần 160 sách điện tử KTYS. Trường ĐHQT hiện đang đầu tư đều đặn hằng năm để mua sách KTYS. Tóm lại, số lượng sách mới xuất bản hiện có của ĐHQT phục vụ trực tiếp cho chương trình Tiến Sĩ ngành KTYS là hơn 119 đầu sách.

Ngoài ra Khoa có khả năng kết nối và khai thác thư viện, mạng cơ sở dữ liệu thông tin khoa học trong và ngoài nước như sau:

  • Thư viện trường ĐHQT.
  • Thư viện điện tử của ĐHQG-HCM.
  • Thư viện điện tử của Tufts
  • Thư viện diện tử của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia (NASATI).
7. Chương trình và kế hoạch đào tạo

7.1.              Căn cứ cơ bản để xây dựng

Hai điểm chính yếu trong tầm nhìn của Khoa, dựa vào đó chương trình đào tạo tiến sĩ được thành lập:

  1. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, nghiên cứu và kinh thầu
  2. Đạt đến chất lượng cao, bền vững và hữu ích

Do đó chương trình đào tạo là môi trường giúp NCS biết tự học, tư duy và hành động để có ước muốn, biết biến ước muốn thành tầm nhìn và biết biến tầm nhìn thành hoạt động hiện thực. Cụ thể NCS sẽ được học cách:

  1. Đặt vấn đề: Tạo cho NCS tư duy đặt vấn đề một cách cụ thể.
  2. Giải quyết vấn đề: Tạo cho NCS kiến thức xác thực và hữu ích.
  3. Gắn kết học và hành: Tạo cho NCS tư duy thực tiễn.
  4. Dấn thân: Bằng cách kích thích NCS khám phá và nghiên cứu những chủ đề khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, có tính liên ngành và đặc thù cho Việt
  5. Quản lý khoa học và lãnh đạo: Tạo cho NCS có tầm nhìn xa và tránh tư duy “đi tắt đón đầu” và bắt chước.

Khi hoàn thành chương trình, kiến thức học được sẽ giúp NCS trở thành lãnh đạo và chuyên gia trong KTYS, Y, Dược và Sinh, có khả năng cộng tác, thực hiện, đào tạo và hướng dẫn, và có định hướng toàn cầu hóa.

7.2.              Khái quát chương trình đào tạo

  • CTĐT Tiến sĩ KTYS được xây dựng theo những quy chế, quy định liên quan đến tổ chức và quản lý đào tạo trình độ tiến sĩ của trường ĐHQT và ĐHQG-HCM, cụ thể là Quy chế Đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-ĐHQG ngày 26/02/2018 của ĐHQG-HCM và Quy định về việc mở ngành đào tạo Sau đại học ban hành kèm theo Quyết định số 192/QĐ-ĐHQT-ĐTSĐH ngày 26/03/2018 của trường ĐHQT. Song song đó, chương trình tham khảo CTĐT tiến sĩ KTYS của các đại học các nước phát triển đặc biệt là Hoa Kỳ như: Duke[1], Vanderbilt[2] và Tufts[3]. Cấu trúc và khối lượng kiến thức được xây dựng quy định về khung chương trình đào tạo theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-ĐHQG ngày 26/02/2018 của Giám đốc ĐHQG-HCM.
  • Ngôn ngữ giảng dạy là tiếng Do đó các báo cáo chính thức, luận án, việc giảng dạy và thảo luận đều hoàn toàn bằng tiếng Anh. Học viên bắt buộc phải sử dụng tiếng Anh trong suốt quá trình học, làm nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, trình bày seminars, viết báo cáo khoa học và luận án. Việc cải thiện trình độ tiếng Anh (dựa trên chuẩn đầu ra) là một trong những tiêu chí đánh giá tiến độ của NCS.
  • NCS được đào tạo theo hình thức tập trung, bắt buộc ghi danh toàn thời gian với thời lượng thông thường là 3 năm cho đối tượng đã có bằng thạc sĩ (đối tượng 1, đối tượng 2) và 4 năm cho đối tượng chưa có bằng thạc sĩ (đối tượng 3). NCS xuất sắc có thể rút ngắn thời NCS có thể gia hạn thời gian thực hiện nghiên cứu tối đa là 24 tháng so với thời gian đào tạo chính thức (05 năm cho NCS có bằng thạc sĩ và 06 năm cho NCS chưa có bằng thạc sĩ).

Đối tượng

Thời gian đào tạo

Số TC yêu cầu

1 - Người có bằng thạc sĩ ngành đúng (đối tượng 1)

3 năm

90

2 - Người có bằng thạc sĩ ngành phù hợp (đối tượng 2)

3 năm

96

3 - Người có bằng đại học KTYS (đối tượng 3)

4 năm

120

  • Đối với người học dự bị tiến sĩ đã hoàn tất các điều kiện xét tuyển NCS, phụ thuộc vào bằng cấp của đối tượng đó khi đăng ký xét tuyển nghiên cứu sinh mà tổng số tín chỉ yêu cầu sẽ giống với đối tượng 1, hoặc 2, hoặc 3. Đối tượng này được tích lũy các tín chỉ của chương trình đào tạo tiến sĩ trong khi học dự bị tiến sĩ. Số tín chỉ tích lũy không quá 50% số tín chỉ của chương trình tiến sĩ.
  • Chương trình đào tạo các kỹ năng tiếp cận khoa học công nghệ mới và khả năng nghiên cứu độc lập cho học viên.
  • Học viên người nước ngoài được xét thay môn Triết học bằng một môn học tương đương là PE504 Vietnamese history and cultural.

7.3.               Kiểm định tiến độ trong đào tạo

Để kiểm định tiến độ và chất lượng trong việc đào tạo tiến sĩ, Khoa thiết lập hệ thống được trình bày dưới đây.

* Giảng viên Hướng dẫn (GVHD)

Khi một ứng viên quan tâm trở thành NCS KTYS, người đó sẽ được khuyến khích trao đổi với các giảng viên của Khoa. Ứng viên sẽ được một giảng viên do Hội đồng Khoa học của Khoa chỉ định làm GVHD dự kiến hướng dẫn viết đề cương nghiên cứu cũng như hoàn tất hồ sơ dự tuyển. Khi thí sinh đạt yêu cầu để trở thành NCS KTYS chính thức, GVHD dự kiến sẽ trở thành GVHD chính thức hay gọi tắt là GVHD và theo suốt NCS cho đến khi NCS tốt nghiệp. Trong khoảng thời gian học tập nếu GVHD không còn là thành viên trong Khoa, NCS vẫn được quyền ở lại Khoa, có thể tiếp tục hay không tiếp tục với GVHD cũ.

GVHD phải thỏa tiêu chuẩn đối với người hướng dẫn NCS theo Điều 12 của Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành kèm theo Quyết định số 166/QĐ-ĐHQG ngày 26/02/2018 của ĐHQG-HCM.

* Hội đồng Khoa học

Hội đồng Khoa học (HĐKH) của Khoa được quyền lấy các quyết định cuối cùng có liên quan đến việc đào tạo tiến sĩ KTYS dựa theo các quy định, quy chế đào tạo của ĐHQG-HCM và trường ĐHQT kể cả việc chấp nhận đề cương các môn học mới. HĐKH biểu quyết kết quả tốt nghiệp của NCS và giải quyết những vấn đề liên quan (nếu có). Thành viên trong HĐKH được Khoa đề xuất và trường ĐHQT bổ nhiệm bằng văn bản chính thức. Hai nhiệm vụ chính của HĐKH là đưa ra các quyết định cuối cùng liên quan đến quá trình đào tạo NCS và giải quyết các vấn đề nảy sinh chưa có tiền lệ.

* Tiểu ban Xét tuyển và Hướng dẫn

Tiểu ban Xét tuyển và Hướng dẫn (TBXTHD) gồm có Trưởng tiểu ban (thông thường là Trưởng Khoa), thư ký và 3 ủy viên. Tất cả các thành viên là giảng viên của Khoa, có học vị tiến sĩ. Ủy viên là những người am hiểu lĩnh vực và vấn đề nghiên cứu của người dự tuyển. Nếu cần thiết Trưởng tiểu ban có thể mời vào tiểu ban cán bộ khoa học từ cơ sở đào tạo khác. TBXTHD là cơ quan theo dõi tiến độ của NCS và có quyền đề nghị giải pháp để giải quyết các vấn đề trong những trường hợp đặc biệt nếu không có quy định hiện hành về các trường hợp này. Tiểu ban sẽ được HĐKH của Khoa chính thức bổ nhiệm và tự giải tán khi Hội đồng Đánh giá Luận án được thành lập. Tiểu ban có trách nhiệm:

  1. Xem xét đánh giá hồ sơ dự tuyển của
  2. Xem xét đánh giá tiến độ các môn học.
  3. Xem xét đánh giá các chuyên đề tiến sĩ của
  4. Xem xét đánh giá tiểu luận tổng quan của
  5. Quyết định thay đổi thời gian học tập của NCS (nếu cần thiết).

* Hội đồng Đánh giá Luận án

Khi NCS đã thỏa điều kiện cần thiết (khoảng cuối năm 2 cho đối tượng 1, 2, hay cuối năm 4 cho đối tượng 3), HĐKH của Khoa sẽ đề xuất Nhà trường thành lập Hội đồng Đánh giá Luận án (HĐĐGLA) theo quy định hiện. HĐĐGLA bao gồm 5-7 thành viên với tối đa 3 thành viên của Khoa KTYS. HĐĐGLA có thể bao gồm các thành viên của TBXTHD bổ sung thêm ít nhất 1 thành viên ngoài Khoa và tối thiểu 2 thành viên ngoài trường ĐHQT. Các thành viên bổ sung phải có học vị tiến sĩ, thông thạo tiếng Anh, am hiểu lĩnh vực và vấn đề nghiên cứu của NCS, phải có tối thiểu 02 bài báo hoặc báo cáo khoa học, trong đó có ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học nước ngoài có phản biện hoặc 01 báo cáo bằng tiếng nước ngoài trong kỷ yếu hội thảo quốc tế có phản biện. HĐĐGLA thành lập theo quy chế của ĐHQG-HCM nên có các nhiệm vụ chính như trong quy chế đào tạo Tiến sĩ hiện hành của ĐHQG-HCM. Ngoài ra, HĐĐGLA có thêm nhiệm vụ tư vấn chuyên môn cho HĐKH. Nhiệm vụ chính của HĐĐGLA bao gồm:

  1. Đánh giá và góp ý cho tiến trình nghiên cứu.
  2. Đánh giá trong quá trình bảo vệ luận văn tiến sĩ cấp đơn vị chuyên môn (hội đồng tham gia đánh giá cần có tối thiểu 2 thành viên ngoài trường ĐHQT).
  3. Đánh giá trong quá trình bảo vệ luận văn tiến sĩ cấp cơ sở đào tạo (hội đồng tham gia đánh giá có tối đa 3 thành viên thuộc trường ĐHQT).
  4. Đề xuất kết quả cuối cùng của NCS cho HĐKH của

7.4.              Học phần trước khi được xét tuyển

Trước khi được xét tuyển, đối tượng 2 phải học bổ sung kiến thức như sau:

* Học phần bổ sung (6 TC)

Đây là học phần gồm 2 môn giúp đối tượng 2 có đủ kiến thức nền tảng để theo học tiến sĩ KTYS.

  1. BM601: Tiến Bộ trong KTYS (Progress in Biomedical Engineering)
  2. BM602: Thách Thức Kỹ Thuật trong Y Khoa (Advanced Engineering Challenge in Medicine).

NCS thuộc đối tượng 2 phải hoàn tất các môn học bổ sung này trong vòng 12 tháng trước khi được xét tuyển.

7.5.              Học phần sau khi được chính thức trở thành NCS của chương trình tiến sĩ KTYS

Cấu trúc chương trình đào tạo tiến sĩ KTYS được xây dựng theo quy định của Bộ GD&ĐT và ĐHQG-HCM. Chương trình giúp NCS hoàn chỉnh kiến thức từ cơ bản đến nâng cao nhằm xây dựng và hoàn thiện khả năng giải quyết vấn đề mới trong nội dung nghiên cứu của mình. Chương trình chú trọng vào rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu, khả năng xác định, đặt và giải quyết các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của mình.

* Học phần trình độ thạc sĩ (30 TC)

Đây là học phần dành cho đối tượng 3 (có bằng kỹ sư KTYS). Những môn học này nằm trong chương trình đào tạo thạc sĩ KTYS của trường ĐHQT (xem Phụ lục 17).

* Học phần trình độ tiến sĩ (90 TC)

Học phần này dành cho tất cả các đối tượng và gồm 4 thành phần dưới đây:

  1. Môn học trình độ tiến sĩ (9TC): NCS cần tích lũy ít nhất 3 môn học trình độ tiến sĩ theo chuyên ngành (xem bảng 4). NCS thuộc đối tượng 1, 2 phải hoàn tất các môn học này trong vòng 24 tháng đầu của chương trình. NCS thuộc đối tượng 3 phải hoàn tất trong vòng 36 tháng đầu của chương trình. Đề cương chi tiết các môn học xem Phụ lục 15.
  2. Các chuyên đề nghiên cứu tiến sĩ (4 TC): Gồm 2 chuyên đề đòi hỏi NCS cập nhật kiến thức mới không liên quan trực tiếp ngành Chúng tạo cơ hội cho NCS mở rộng kiến thức lý thuyết và thực hành trong những hướng không liên quan đến đề tài NCS sẽ nghiên cứu. Mục tiêu là tạo căn bản cho NCS trong những ngành khác để NCS có thể động não tìm ra được sự liên hệ với ngành KTYS hầu có thể sử dụng kiến thức căn bản của mình để làm nền cho việc thu thập các kiến thức mới và phát huy được sự sáng tạo.
    • Chuyên đề 1 thuần lý thuyết được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GVHD luận án. NCS viết báo cáo và trình bày trước TBXTHD và thành viên của Khoa TBXTHD sẽ đánh giá theo mẫu (xem Phụ lục 13 & 14).
    • Chuyên đề 2 thuần thực hành do NCS tự chọn và tự thực hiện trong phòng thí nghiệm, hoàn toàn không có sự hướng dẫn của GVHD. NCS viết báo cáo và trình bày bằng poster trước TBXTHD và thành viên của Khoa. TBXTHD sẽ đánh giá theo mẫu (xem Phụ lục 13 & 14).

NCS được khuyến khích hoàn tất 2 chuyên đề này trong vòng 24 tháng đầu của chương trình với đối tượng 1, 2 và trong vòng 36 tháng đầu với đối tượng 3. Nếu NCS không bảo vệ thành công chuyên đề 1 hay 2 thì có quyền bảo vệ lần 2 sau lần 1 tối thiểu là 3 tháng. Nếu không bảo vệ thành công sau 2 lần cho chuyên đề 1 hay 2, NCS sẽ bị loại khỏi chương trình đào tạo tiến sĩ KTYS.

  1. Tiểu luận tổng quan (2 TC): NCS thực hiện dưới hình thức tự thu thập tài liệu về tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề tài luận án. Đây là một nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được GVHD đặt ra cho Do đó NCS phải thể hiện được khả năng tự phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã có của các tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài luận án, nêu những tồn tại, chỉ ra những vấn đề mà luận án cần tập trung nghiên cứu giải quyết. Đây là quá trình nhằm giúp xây dựng đề cương chi tiết cho chương trình nghiên cứu đề tài luận án tiến sĩ của giai đoạn tiếp theo. Tiểu luận tổng quan được NCS viết và trình bày trước TBXTHD và thành viên của Khoa KTYS. Tiểu luận tổng quan được đánh giá theo mẫu (xem Phụ lục 13 & 14). NCS được khuyến khích hoàn tất tiểu luận này trong vòng 24 tháng đầu của chương trình với đối tượng 1, 2 và trong vòng 36 tháng đầu với đối tượng 3. Nếu NCS không bảo vệ thành công tiểu luận tổng quan thì có quyền bảo vệ lần 2 sau lần 1 tối thiểu là 3 tháng. Nếu không bảo vệ thành công sau 2 lần cho tiểu luận tổng quan, NCS sẽ bị loại khỏi chương trình đào tạo tiến sĩ KTYS.
  2. Đề tài luận án tiến sĩ (75 TC)

Đề tài luận án tiến sĩ là phần quan trọng của chương trình và gồm 3 phần:

  1. Xây dựng và bảo vệ đề cương nghiên cứu (15 TC),
  2. Thực hiện và báo cáo giữa kỳ (30 TC) và
  3. Bảo vệ luận án (30 TC) bao gồm bảo vệ luận án cấp đơn vị chuyên môn và bảo vệ luận án cấp cơ sở đào tạo theo Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của ĐHQG-HCM (Ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-ĐHQG- Ngày 26/02/2018).
  1. Đề cương nghiên cứu: Song song với việc hoàn tất các học phần trên, NCS xây dựng đề cương chi tiết và bảo vệ đề cương nghiên cứu trước Cần biết:
    1. Tất cả các thí nghiệm được thực hiện với các đối tượng con người và động vật phải nghiêm chỉnh thực hiện theo các nguyên tắc của Tuyên bố Helsinki và được sự chấp thuận của Hội đồng Y đức của
    2. Đề cương phải nêu rõ các mốc thời gian hoàn thành nhiệm vụ để làm cơ sở đánh giá chất lượng cho các giai đoạn
    3. NCS phải hoàn chỉnh đề cương nghiên cứu chi tiết trong vòng 12 tháng đầu của chương trình cho đối tượng 1, 2 hoặc 24 tháng cho đối tượng
  1. Báo cáo tiến độ giữa kỳ (kiểm tra chất lượng): NCS báo cáo trước TBXTHD về tiến độ và kết quả nghiên cứu giữa kỳ theo tiến độ thời gian đã đăng ký trong đề cương chi tiết. Tiêu chí đánh giá gồm:
    1. Tiến độ thực hiện trong vòng 24 tháng đầu của chương trình (với đối tượng 1, 2) hay 36 tháng (với đối tượng 3).
    2. Chất lượng và số lượng công trình đã đạt trong đề cương nghiên cứu.
  2. Bảo vệ luận án cấp đơn vị chuyên môn: NCS bảo vệ luận án của mình trước 3 tháng cuối của chương trình đào tạo 3 năm (đối tượng 1, 2) hoặc 6 tháng cuối cho chương trình 4 năm (đối tượng 3), khi NCS đã hoàn thành các học phần bổ sung, các học phần ở trình độ tiến sĩ; đã hoàn thành luận án; đã có ít nhất 03 bài báo đăng hoặc đã được nhận đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị quốc tế, trong số này bắt buộc phải có 01 bài thuộc ISI; đã thực hiện các nhiệm vụ của NCS; và được GVHD đề nghị cho NCS được bảo vệ luận án. HĐĐGLA cấp đơn vị chuyên môn đánh giá kết quả nghiên cứu của NCS dựa trên đề cương nghiên cứu đã được chấp nhận ban đầu. Luận án được Hội đồng đánh giá đạt yêu cầu sẽ được tiếp tục bảo vệ cấp cơ sở đào tạo. Nếu không đạt NCS sẽ phải bảo vệ lại để giải quyết những vấn đề do HĐĐGLA đề xuất. Sau khi luận án được Hội đồng cấp đơn vị chuyên môn tán thành, trong thời gian không quá 60 ngày làm việc, NCS hoàn thiện luận án để tiến hành lấy ý kiến của 02 phản biện độc lập luận án trước khi được đánh giá ở HĐĐGLA cấp cơ sở đào tạo. Các NCS là tác giả chính của tối thiểu 03 bài báo trên các tạp chí ISI với tổng chỉ số IF từ 3.0 trở lên và kết quả công bố phù hợp với đề tài nghiên cứu của luận án, được đặc cách bỏ qua quy trình phản biện độc lập.
  3. Bảo vệ luận án cấp cơ sở đào tạo: Điều kiện để NCS được bảo vệ luấn án ở HDĐGLA cấp cơ sở đào tạo là: 1) Luận án của NCS được Khoa đề nghị đưa ra đánh giá ở HĐĐGLA cấp cơ sở đào tạo; 2) Luận án của NCS được các phản biện độc lập tán thành; 3) NCS không trong thời gian thi hành án hình sự, kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên. NCS bảo vệ luận án trước HĐĐGLA, HĐKH của Khoa KTYS và trước công chúng. Luận án được đánh giá bằng hình thức bỏ phiếu (tán thành hoặc không tán thành).
  4. Mọi sự chậm trễ phải được sự chấp thuận của HĐKH.
  5. Luận án tiến sĩ được viết và bảo vệ bằng tiếng Anh. Cấu trúc luận án tiến sĩ theo quy định của trường ĐHQT.
  6. Tất cả các thủ tục thành lập hội đồng và bảo vệ luận án tiến sĩ các cấp

Học phần bổ sung

Tiểu luận tổng quan

7.6.              Kế hoạch đào tạo

NCS bố trí kế hoạch học tập theo ý thích. Các bảng dưới đây đề xuất kế hoạch đào tạo cho đối tượng 1, 2 (bảng 2) và đối tượng 3 (bảng 3) với các mốc thời gian ấn định. Biểu đồ 1 tóm tắt qui trình dự tuyển, xét tuyển, học tập và tốt nghiệp tiến sĩ KTYS.

Bảng 2: Phân bố thời gian thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ cho đối tượng 1, 2

Năm 1

Năm 2

Năm 3

6 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

33 tháng

36 tháng

Môn học trình độ tiến sĩ tự chọn theo chuyên ngành

(9 TC, xem bảng 4)

 

 

Chuyên đề 1 (2 TC)

Chuyên đề 2 (2 TC)

Tiểu luận tổng quan (2 TC) Xây dựng đề cương nghiên cứu

 

Nghiên cứu và viết báo cáo

Công bố kết quả: bài báo, hội nghị

 

Bảo vệ đề cương

(15 TC)

 

Báo cáo giữa kỳ (30 TC)

Bảo vệ cấp đơn vị chuyên môn với 3 bài báo

Bảo vệ cấp cơ sở đào tạo (30 TC)

 

Bảng 3: Phân bố thời gian thực hiện chương trình đào tạo tiến sĩ cho đối tượng 3

Năm 1

Năm 2

Năm 3

Năm 4

6 tháng

12 tháng

18 tháng

24 tháng

30 tháng

36 tháng

42 tháng

48 tháng

Môn học trình độ thạc sĩ (30 TC) + Môn học trình độ tiến sĩ (9 TC, xem bảng 4)

Môn học trình độ tiến sĩ (9 TC, xem bảng 4)

 

 

Chuyên đề 1 (2 TC)

Chuyên đề 2 (2 TC)

Tiểu luận tổng quan (2 TC) Xây dựng đề cương nghiên cứu

 

Nghiên cứu và viết các báo cáo Công bố kết quả: bài báo, hội nghị

 

Bảo vệ đề cương (15 TC)

 

Báo cáo

giữa kỳ (30 TC)

Bảo vệ

cấp đơn vị chuyên môn,với 3 bài báo

Bảo vệ cấp cơ sở đào tạo (30 TC)

Biểu đồ 1: Tóm tắt quy trình dự tuyển, xét tuyển, học tập và tốt nghiệp

[1] https://gradschool.duke.edu/sites/default/files/documents/dgs_manual_ch09.pdf

[2] http://gradschool.vanderbilt.edu/academics/steps_to_graduation.php

[3] http://engineering.tufts.edu/bme/documents/handbookGradDegrees.pdf

8. Học phí, học bổng và tài trợ

8.1.              Học phí

Mức học phí cho toàn khóa học sẽ theo quy định hiện hành của Trường. Mức học phí dự kiến là 18.000 USD (tương đương ~400 triệu đồng).

8.2.              Học bổng

  • Trường ĐHQT cấp học bổng cho các NCS có kết quả xét tuyển hoặc học tập đạt loại xuất sắc theo chính sách học bổng của Trường[1]. Mức hỗ trợ từ 50-100% học phí tùy thuộc vào năng lực NCKH và khả năng đóng góp cho sự phát triển của Nhà trường của NCS
  • NCS được hưởng trợ cấp từ trường ĐHQT nếu được chọn làm trợ lý giảng dạy. Khi GVHD có đề tài/dự án nghiên cứu và có thể tài trợ NCS, NCS sẽ được hưởng trợ cấp trợ lý nghiên cứu từ trường ĐHQT.

8.3.              Tài trợ từ các đề tài nghiên cứu khoa học

Mỗi năm các giảng viên và cán bộ của Khoa đều xin tài trợ từ nhiều nguồn kinh phí nghiên cứu như Quỹ Nghiên cứu Khoa học Cơ bản Quốc gia (NAFOSTED), ĐHQG- HCM, Sở Khoa học Công nghệ TP. HCM và một số dự án hợp tác với nước ngoài. NCV có thể được trợ cấp làm trợ lý nghiên cứu.

[1] http://hcmiu.edu.vn/Tuyen-sinh-Admissions/Tuyen-sinh-Sau-dai-hoc-Graduate-Admission/Chuong-trinh-trong-   nuoc-cap-bang-IU-degrees/Tuyen-sinh-Tien-si-Doctoral-Admission

9. Phụ lục 1: Mẫu đánh giá Hồ sơ ứng viên

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ

HỘI ĐỒNG TSSĐH NĂM 2020

 

ĐÁNH GIÁ HỒ SƠ ỨNG VIÊN

(Ứng viên xét tuyển Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Y Sinh)

 

 

Họ và tên ứng viên: …………………………     Số báo danh: …………….         Ngày sinh: ……………….

Người đánh giá: ..........................................................................................................................................

STT

Tiêu chí đánh giá

Điểm      tối đa

Điểm đánh giá

1

Kết quả học tập ở bậc đại học hoặc thạc sĩ

Nếu đã tốt nghiệp Thạc sĩ thì đánh giá dựa vào kết quả của bậc này là chính. Xếp loại giỏi hoặc xuất sắc: 1,0 điểm. Loại khá: 0,5 điểm. Loại trung bình: 0,25 điểm. Trường hợp tốt nghiệp Thạc sĩ loại trung bình hoặc khá mà có kết quả học tập ở bậc Đại học loại giỏi hoặc xuất sắc: cộng thêm 0,2 điểm vào điểm đánh giá cho mục này.

1,0

 

2

Thành tích nghiên cứu khoa học và Kinh nghiệm hoạt động chuyên môn

Là tác giả hoặc đồng tác giả của ít nhất 01 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế: 0,5 điểm/bài. Là tác giả chính của bài báo đăng trên tạp chí trong nước hoặc trong proceedings của hội nghị quốc tế, có phản biện: 0,3 điểm/bài; nếu chỉ là đồng tác giả: 0,2 điểm/bài. Đạt giải thưởng quốc tế hoặc quốc gia về NCKH: cộng thêm 0,2 điểm/giải. Các hình thức khen thưởng khác cộng tối đa 0,1 điểm/giải thưởng.

Đã hoạt động chuyên môn trên hoặc xấp xỉ 24 tháng trong lĩnh vực KTYS hoặc Y Khoa: 0,3 điểm. Trong trường hợp thí sinh chưa đi làm, tổng thời gian thí sinh đã dành cho nghiên cứu ở bậc đại học và thạc sĩ hoặc các đề tài khác có thể được đánh giá tương đương, do người đánh giá quyết định với số điểm tối đa không quá 0,2 điểm.

Tổng số điểm đánh giá của mục này không quá 1,0 điểm.

1,0

 

3

Ý kiến nhận xét của 2 người giới thiệu thí sinh

Người giới thiệu có cùng chuyên môn với thí sinh và ngành được đào tạo: 0,5 điểm/người nếu đánh giá thí sinh có năng lực xuất sắc; 0,25 điểm/người nếu đánh giá thí sinh có năng lực ở mức đảm bảo yêu cầu. Nếu người giới thiệu không có cùng chuyên môn với thí sinh, không có thời gian làm việc cùng thì mức đánh giá là 0,1 điểm/người.

1,0

 

4

Trình độ ngoại ngữ và khả năng trình bày đề cương nghiên cứu

Đạt chuẩn đầu vào của trình độ Tiến sĩ: tốt nghiệp Đại học hoặc Thạc sĩ chuyên ngành Tiếng Anh hay ngôn ngữ giảng dạy trong chương trình là tiếng Anh hoặc có các chứng chỉ sau: IELTS ≥ 5.0; TOEFL iBT ≥ 45:0.5 điểm. Trình bày lưu loát, có demo, slide rõ ràng dễ hiểu cho những người có kiến thức chung về KTYS và những người có kiến thức chuyên ngành, và trong khoảng thời gian cho phép: 1 điểm

1,5

 

 

TỔNG ĐIỂM

4,5

 

 

    Nhận xét khác (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

 

 
 

Người chấm điểm

(ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10. Phụ lục 2: Mẫu đánh giá Đề cương nghiên cứu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ

HỘI ĐỒNG TSSĐH NĂM 2020   

 

 

ĐÁNH GIÁ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

(Ứng viên xét tuyển ngành Kỹ thuật Y sinh)

(Mục 3 của Phiếu chấm điểm)

 

Họ và tên ứng viên: ………………………… Số báo danh: …………….  Ngày sinh: ………….

Người đánh giá: ..........................................................................................................................................

 

STT

HẠNG MỤC

Điểm      tối đa

Điểm đánh giá

1

Mục tiêu và ý nghĩa của đề tài (2,0 đ)

-         Mức độ phù hợp, rõ ràng và cụ thể của mục tiêu của đề tài (0,5 đ)

-         Tính cấp thiết, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài (1,5 đ)

2,0

 

2

Tổng quan về tình hình nghiên cứu, hạn chế nếu có, và tính mới, đầy đủ, phù hợp của nội dung hoặc phương pháp đề xuất để đạt được mục tiêu đề ra (3,0 đ)

-         Mức độ đầy đủ, rõ ràng và hợp lý trong việc đánh giá, phân tích tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước; mức độ cập nhật thông tin mới nhất về lĩnh vực nghiên cứu (1,0 đ)

-         Tính khoa học, cụ thể, rõ ràng của việc luận giải về những hạn chế nếu có và sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài, luận giải về các nội dung phải nghiên cứu của đề tài (1,0 đ)

-         Tính mới, đầy đủ, phù hợp của các nội dung hoặc phương pháp cần tiến hành trong khuôn khổ của đề tài để đạt được mục tiêu đề ra (1,0 đ)

3,0

 

3

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng (1,0 đ)

-         Tính khoa học, độc đáo của cách tiếp cận nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng (0,5 đ)

-         Tính đầy đủ, phù hợp của các phương pháp nghiên cứu đối với các nội dung nghiên cứu chính để đạt được mục tiêu đề ra (0,5 đ)

1,0

 

4

Sản phẩm KHCN dự kiến của đề tài (0,5 đ)

-         Mức độ đầy đủ và phù hợp của các sản phẩm đề tài so với mục tiêu, nội dung nghiên cứu đặt ra

-         Tính khả thi của sản phẩm dự kiến

0,5

 

5

Khả năng ứng dụng các sản phẩm đề tài và tác động của các kết quả nghiên cứu (1,0 đ)

-         Khả năng về thị trường của sản phẩm, công nghệ tạo ra, tính hợp lý và khả thi của phương án chuyển giao công nghệ và các địa chỉ dự kiến áp dụng

-         Tác động và lợi ích dự kiến của kết quả nghiên cứu

1,0

 

6

Tính khả thi của phương án tổ chức thực hiện đề tài (1,5 đ)

-         Đánh giá chung về tính logic, hợp lý, cân đối và khả thi của toàn bộ nội dung của thuyết minh đề tài

-         Tính hợp lý trong bố trí kế hoạch: nội dung, các mốc thời gian phải đạt; khả năng hoàn thành; việc huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để thực hiện đề tài; nội dung chuyên môn phù hợp với kinh phí

-         Tính hợp lý và khả thi của phương án phối hợp với các đơn vị khác để thực hiện các nội dung nghiên cứu của đề tài

-         Mức độ xác thực của tổng quan dự toán kinh phí so với nội dung và sản phẩm dự kiến tạo ra của đề tài; tính hợp lý trong việc bố trí kinh phí cho các nội dung nghiên cứu

1,5

 

7

Kỹ năng viết của thí sinh (1,0 đ)

-         Kỹ năng viết đề cương nghiên cứu

1,0

 

 

TỔNG ĐIỂM

10

 

 

Nhận xét khác (nếu có):

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

(Ghi chú: Theo quy định, thí sinh có thể được phỏng vấn bảo vệ đề cương nếu có điểm đánh giá > =5)

 

Người đánh giá

(ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

2. Tien si KTYS - Danh gia de cuong NCS_2020

 

 

11. Phụ lục 3: Mẫu Phiếu chấm điểm

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC TẾ

HỘI ĐỒNG TSSĐH NĂM 2020

 

PHIẾU CHẤM ĐIỂM

(Thí sinh xét tuyển Tiến sĩ ngành Kỹ thuật Y Sinh)

 

Họ và tên ứng viên: …………………………     Số báo danh: …………….         Ngày sinh: ……………….

Người đánh giá: ..........................................................................................................................................

STT

Tiêu chí đánh giá

Điểm      tối đa

Điểm đánh giá

1

Đánh giá hồ sơ ứng viên

Đánh giá dựa trên hồ sơ của ứng viên dự tuyển (sử dụng một bảng đánh giá riêng). Nội dung đánh giá chi tiết được thể hiện tại bản Đánh giá hồ sơ ứng viên

4,5

 

2

 Trả lời phỏng vấn

Trả lời ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề. Chứng tỏ có kiến thức rộng về chuyên môn. Biết đặt vấn đề cụ thể trong tình huống chung. Biết đề xuất phương cách tìm hiểu những vấn đề chưa biết. Biết phân tích những tình huống bất ngờ và đề xuất phương cách có thể giải quyết được. Biết phân tích và so sánh những vấn đề tương đồng và dị biệt. Chứng tỏ có tầm nhìn xa. 

1,5

 

3

Chất lượng của đề cương nghiên cứu

Nội dung đánh giá chi tiết được thể hiện tại bảng Đánh giá đề cương nghiên cứu dựa theo các tiêu chí của Qui chế đào tạo Tiến sĩ. Tổng điểm của bảng sẽ được nhân với hệ số 0,4 để làm điểm của mục này.

4,0

 

 

TỔNG ĐIỂM

10

 

 

 Ghi chú: Thí sinh được xét tuyển nếu có điểm đánh giá > =6

 
 

Người chấm điểm

(ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Handout