DỰ THẢO CHIẾN LƯỢC 2016 – 2020 của BỘ MÔN KỸ THUẬT Y SINH
Lời mở đầu
Dự thảo Chiến lược 2016-2020 của Khoa Kỹ Thuật Y Sinh đã được đệ trình và đang chờ ý kiến của Ban Giám Hiệu trường Đại Học Quốc Tế. Nội dung của dự thảo gồm những phần dưới đây:
I. Phân tích SWOT giai đoạn 2010 – 2015 bao gồm: Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức.
II. Tầm nhìn & Sứ mạng.
III. Các nhóm chiến lược bao gồm: Đào tạo, Nghiên cứu, Kinh thầu, Sinh viên và Nhân sự. Mục tiêu và Logframe của mỗi nhóm sẽ được trình bày chi tiết
IV. Kết luận.
I. Phân tích SWOT giai đoạn 2010 – 2015
A. Điểm mạnh
- Khoa là đơn vị tiên phong và giàu kinh nghiệm trong việc phát triển ngành Kỹ thuật Y Sinh ở Việt Nam.
- Đội ngũ giảng viên đa số trẻ (75% dưới 35 tuổi) và có chất lượng cao trong đó có 1 giáo sư, 9 tiến sĩ tốt nghiệp từ nước ngoài; từ 2011-2015 mỗi giảng viên tiến sĩ có trung bình 1.16 bài báo/năm với điểm IF trung bình là 1.52.
- Sinh viên năng động nhiệt huyết: bên cạnh học tập, nghiên cứu (có các bài báo trong tạp chí quốc tế) còn tham gia các hoạt động ngoại khóa (thể thao, văn nghệ, làm newsletters,…), các cuộc thi (Eureka, Flying Egg, Spelling Bee…), giành các học bổng quốc tế (Mỹ, Singapore, Nhật).
- Cơ sở vật chất tốt, hiện đại.
- Khoa có tầm nhìn, mục tiêu, chiến lược, văn hóa rõ ràng.
- Sự phát triển của Khoa đáp ứng với nhu cầu của xã hội trong lĩnh vực y sinh.
- Thường xuyên cập nhật các xu hướng của thế giới nhờ liên kết với các trường đại học và đơn vị nghiên cứu quốc tế, đăng ký thành viên của các tạp chí khoa học, chia sẻ thông tin khoa học trong Khoa qua mailing list.
- Khoa ở trong môi trường được tạo điều kiện và kích thích phát triển, đó là môi trường của Đại Học Quốc Tế – Đại Học Quốc Gia.
B. Điểm yếu
- So với mục tiêu, định hướng và tiềm năng phát triển, Khoa chưa có đủ nhân lực thực hiện và đáp ứng nhu cầu bên ngoài, đặc biệt là cán bộ hỗ trợ.
- Các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng của Khoa chưa chuyển được thành lợi ích kinh tế.
- Việc quản trị cần phải chủ động (proactive) hơn.
- Cần nhiều tài trợ từ các nguồn bên ngoài hơn.
- Đội ngũ cán bộ cần được tăng cường khả năng lãnh đạo, quản lý và kinh thầu để có thể phát triển bền vững.
C. Cơ hội
- Được sự hỗ trợ từ ĐHQG và ĐHQT
- Được sự hỗ trợ từ các viện, trung tâm nghiên cứu, các chuyên gia về Kỹ thuật Y Sinh (KTYS) quốc tế và Việt kiều.
- Tiềm năng và nguồn lực thị trường rất lớn.
- Nhận thức của xã hội về vai trò của KTYS ngày càng tăng.
- BME-IU có tiềm năng trở thành hình mẫu cho việc phát triển KTYS ở Việt Nam và các nước đang phát triển.
- Nghề Kỹ Thuật Y đã được chính phủ công nhận (Thông tư liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV của Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ký ngày 7/10/2015 quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Kỹ Thuật Y)
D. Thách thức
- Môi trường cạnh tranh ngày càng tăng
- Yêu cầu của thị trường ngày càng cao, công nghệ luôn đổi mới một cách nhanh chóng.
- Sự tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào người lãnh đạo, cần tăng cường tính bền vững cho sự phát triển.
I. Tầm nhìn & Sứ mạng
A. Tầm nhìn
Hình 1: Sự tương tác giữa 3 yếu tố của BM KTYS
Khoa KTYS vươn tới sự tích hợp, tương hỗ giữa đào tạo, nghiên cứu và kinh thầu (Hình 1); kết nối chặt chẽ giữa 3 yếu tố này nhằm tạo ra được sự phát triển đột phá; tương tác với các đơn vị tổ chức liên quan như trường đại học, bệnh viện, công ty trong lĩnh vực y sinh, cơ quan chức năng hệ thống y tế nhằm tạo một cơ chế hiệu quả cho việc trao đổi và chuyển giao công nghệ giữa sinh viên, giảng viên, kỹ sư, bác sĩ, và lãnh đạo.
Về đào tạo, bên cạnh việc cung cấp lực lượng kỹ sư hoạt động trong ngành KTYS, Khoa còn hướng tới tạo ra lực lượng nghiên cứu trong các chuyên ngành KTYS và lực lượng quản lý, thực hiện kinh thầu. Các nghiên cứu của Khoa nhằm tăng cường những hiểu biết về các chuyên ngành KTYS, phục vụ cho đào tạo, đồng thời tạo ra các sản phẩm y sinh thật sự hữu dụng cho người tiêu dùng và có khả năng thương mại hóa. Vai trò của kinh thầu là đưa các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng của Khoa vào sản xuất, ra thị trường, đến được tay người sử dụng, đồng thời tạo ra nguồn quỹ để tăng cường các hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm mới. Những kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình thương mại hóa sản phẩm sẽ được đúc kết và truyền đạt lại cho sinh viên giúp các em có được những hiểu biết thực tiễn.
Hình 2: Hướng phát triển của Khoa KTYS
Với sự phát triển đồng bộ của đào tạo, nghiên cứu, kinh thầu, trong tương lai Khoa hướng tới trở thành một Trung tâm xuất sắc trong kỹ thuật công nghệ y sinh và khoa học sức khỏe (Hình 2). Sự phát triển của kỹ thuật và công nghệ y sinh học tạo ra những kỹ thuật mới cho ngành y tế, đồng thời cũng đòi hỏi một đội ngũ cán bộ y tế (bác sĩ, điều dưỡng) chất lượng cao, có khả năng sử dụng kỹ thuật tiên tiến giúp tăng cường hiệu quả của thực hành lâm sàng, cải thiện chất lượng khám chữa bệnh. Sự phát triển của y tế công cộng giúp đẩy hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh cho từng bệnh nhân lên thành sự cải thiện sức khỏe cho cả cộng đồng. Vai trò của Trung tâm xuất sắc sẽ là thúc đẩy sự phát triển của cả 3 lĩnh vực này trong sự hợp tác chặt chẽ với các công ty trong lĩnh vực y sinh, các bệnh viện, phòng khám, cơ sở y tế, các chương trình sức khỏe và các cơ quan chức năng của hệ thống y tế. Ngoài ra để chuẩn bị cho đầu vào của ngành, Khoa, ngoài việc đi tư vấn tuyển sinh, sẽ thúc đẩy việc đưa vào chương trình học bậc trung học các kiến thức có liên quan đến kỹ thuật và công nghệ y sinh. Điều này có thể thực hiện bằng những môn học đặc biệt dành cho các giáo viên trung học để họ truyền đạt lại cho học sinh của họ. Tương tự, Khoa cũng quan tâm đến việc giúp tăng cường kiến thức kỹ thuật cho giáo viên các trường cao đẳng đào tạo nghề thiết bị y tế. Trong tương lai, nếu trình độ các học sinh này được nâng cao Khoa có thể phát triển chương trình đào tạo liên thông với họ.
Hình 3: Đường hướng phát triển học thuật và liên kết của Khoa
Sự phát triển thành Trung tâm xuất sắc trong tương lai có thể được bắt đầu bằng việc thành lập Khoa Khoa học, Kỹ thuật và Công nghệ Y sinh bao gồm Khoa KTYS (như hiện hữu), Khoa Khoa học Y sinh (gồm một phần của Khoa CNSH hiện hữu có liên hệ đến khoa học sức khỏe và khoa học sự sống), Khoa Y tế Cộng đồng và Khoa Điều dưỡng. Trong tương lai các hướng Kỹ thuật Dược, Y học Tái tạo, Kinh thầu Y sinh có thể tách ra thành các khoa.
B. Sứ mạng
1. Đóng vai trò dẫn dắt cho việc phát triển ngành KTYS ở Việt Nam
2. Cung cấp nguồn nhân lực cho lĩnh vực KTYS và khoa học sức khỏe
3. Xoay chiều chảy máu chất xám
4. Phát triển kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực y sinh cho các nước đang phát triển
5. Đóng góp vào kiến thức và thực hành KTYS của thế giới
II. Các nhóm chiến lược
A. Đào tạo
1. Mục tiêu
Khoa đặt mục tiêu trước hết là nâng cao chất lượng đào tạo đại học đáp ứng chuẩn đầu ra với việc hoàn thiện chương trình đào tạo dựa trên 3 yếu tố Tư duy Thực tiễn (Practical mindset – phương pháp dạy trải nghiệm thực tế và kỹ thuật đảo ngược giúp sinh viên có khả năng đặt câu hỏi và tìm ra giải pháp, trang bị cho các em khả năng và động lực tự học suốt đời), Đội ngũ Cố vấn (Mentoring team – đội ngũ cố vấn cho sinh viên theo hệ thống từ các sinh viên năm trên (peer to peer), nhân viên hỗ trợ, giáo viên chủ nhiệm, giảng viên phụ trách nhóm nghiên cứu, phó, trưởng khoa), và Khoa liên kết (Surrogate Department – liên kết với các chương trình KTYS ở các trường đại học trên thế giới để giảng dạy qua videoconference, được cố vấn về chương trình đào tạo, đề cương môn học, thi cử, giúp nâng cao chất lượng giảng viên, sinh viên, chương trình đạt chuẩn quốc tế).
Trong giai đoạn 2016 – 2020, Khoa đặt mục tiêu xây dựng chương trình đào tạo Tiến sĩ KTYS và mở 2 ngành mới là Thạc sĩ Quản trị trong lĩnh vực sức khỏe (Y tế công cộng) và Cử nhân Điều dưỡng. Bên cạnh đó, Khoa sẽ đẩy mạnh liên kết với các chương trình đào tạo trong và ngoài nước với sự phát triển chương trình đào tạo liên tục (continuing education) cho các giáo viên trung học và giáo viên trường dạy nghề (liên kết với Duke University). Về công tác đảm bảo chất lượng, Khoa đặt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục, đạt các tiêu chuẩn chất lượng của các chương trình kiểm định trong nước và quốc tế (MOET, AUN, ABET).
2. Logframe
Mục tiêu 1: Nâng cao chất lượng đào tạo đại học đáp ứng chuẩn đầu ra | |||||||
Kết quả mong đợi | Key Performance Indicators (KPIs) | ||||||
Hoàn thiện chương trình đào tạo dựa trên 3 yếu tố: Tư duy thực tiễn, Đội ngũ cố vấn, và Khoa liên kết | – % SV đánh giá cuối kỳ môn học có ích, thực tiễn, đạt/vượt mong đợi | ||||||
Phát triển phương pháp dạy mới: video-conferencing, Open Course Ware, các môn online qua Blackboard | – % SV đánh giá cuối kỳ hài lòng với phương pháp dạy mới | ||||||
Phát hành tự điển KTYS | – Số bản tự điển ấn hành | ||||||
Sinh viên tốt nghiệp trở thành kỹ sư lâm sàng giỏi ở các bệnh viện, cơ sở y tế, có khả năng thực hiện nghiên cứu cùng bác sĩ | – Số SV làm việc ở BV, CSYT, tham gia các dự án, nghiên cứu y sinh
– Mức độ hài lòng của đơn vị quản lý |
||||||
Sinh viên tốt nghiệp trở thành giáo viên trường trung học, kỹ thuật, dạy nghề truyền đạt kiến thức, kỹ năng trong khoa học & công nghệ | – Số SV dạy môn khoa học ở các trường
– Đánh giá của ban giám hiệu |
||||||
Sinh viên tốt nghiệp thành lập doanh nghiệp thương mại hóa các sản phẩm KTYS hoặc làm quản lý trong tổ chức y tế, KTYS | – Số SV trở thành doanh nhân hoặc quản lý trong các tổ chức y tế, KTYS
– Mức độ hài lòng của đơn vị quản lý |
||||||
Sinh viên tốt nghiệp đạt học bổng, được nhận vào các chương trình cao học xếp hạng cao trên thế giới | – Số SV đạt học bổng du học
– Số SV được nhận vào chương trình cao học xếp hạng cao trên thế giới |
||||||
Dự án/ Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/Rủi ro | |
Hoàn thiện chương trình dựa trên 3 yếu tố: Tư duy thực tiễn, Đội ngũ cố vấn, và Khoa liên kết | Triển khai đào tạo, đánh giá chất lượng cuối kỳ, điều chỉnh chương trình, giáo án nếu cần | ||||||
Phát triển phương pháp dạy mới: video-conferencing, Open Course Ware, các môn online qua Blackboard | Xây dựng giáo trình theo phương pháp mới, xin phê duyệt
|
Triển khai dạy một số tiết/môn theo các phương pháp mới, thu thập đánh giá, điều chỉnh nếu cần | |||||
Xây dựng tự điển KTYS | Tập hợp thuật ngữ chuyên ngành, xây dựng tự điển | Phát hành nội bộ, thu thập ý kiến phản hồi, điều chỉnh nếu cần | Chính thức xuất bản | Thu thập ý kiến phản hồi, điều chỉnh, cập nhật nếu cần
|
Lãnh đạo chấp thuận
Được hỗ trợ tài chính |
||
Thu thập thông tin SV tốt nghiệp, đánh giá của đơn vị quản lý
|
Triển khai thực hiện, thu thập kết quả đánh giá để điều chỉnh nếu cần | Giữ liên lạc với SV TN
Hợp tác của đơn vị quản lý |
|||||
Mục tiêu 2: Phát triển & hoàn thiện các ngành và các cấp độ đào tạo | |||||||
Kết quả mong đợi | KPIs | ||||||
Thành lập chương trình TS KTYS | – Các chương trình được thành lập
– Số SV đăng ký học |
||||||
Thành lập chương trình ThS Quản trị trong lĩnh vực sức khỏe (QTSK) | |||||||
Thành lập chương trình Cử nhân Điều Dưỡng | |||||||
Dự án/ Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/Rủi ro | |
TS. KTYS | Viết đề án, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xin phép mở ngành | Tuyển sinh & triển khai chương trình | Tuyển sinh, triển khai chương trình, đánh giá hiệu quả | Chỉnh sửa nếu cần, tuyển sinh, triển khai chương trình, đánh giá hiệu quả | Lãnh đạo chấp thuận
Đủ nguồn lực |
||
ThS. QTSK | Viết đề án, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xin phép mở ngành | Tuyển sinh & triển khai chương trình | Tuyển sinh, triển khai chương trình, đánh giá hiệu quả | Chỉnh sửa nếu cần, tuyển sinh, triển khai chương trình, đánh giá hiệu quả | |||
CN. Điều dưỡng | Tìm kiếm đối tác, khả năng liên kết | Viết đề án, chuẩn bị hồ sơ, thủ tục xin phép mở ngành | Tuyển sinh & triển khai chương trình | Tuyển sinh, triển khai chương trình, đánh giá hiệu quả | Chỉnh sửa nếu cần, tuyển sinh, triển khai chương trình, đánh giá hiệu quả | ||
Mục tiêu 3: Đẩy mạnh các chương trình liên kết đào tạo trong và ngoài nước | |||||||
Kết quả mong đợi | KPIs | ||||||
Khoa liên kết: hợp tác với chương trình KTYS, YTCC, ĐD ở các trường nổi tiếng thế giới để được cố vấn trong các môn nâng cao | – Số giảng viên quốc tế đóng góp vào chương trình đào tạo | ||||||
Chương trình đôi: liên kết với trường ĐH trên thế giới cho một số chương trình đại học, sau đại học | – Số chương trình đôi thực hiện
– Số SV đăng ký học |
||||||
Chương trình đào tạo liên tục cho giáo viên các trường trung học, trường nghề (liên kết với Duke University) | – Số giáo viên tham gia chương trình
– Số giáo viên đưa KTYS vào giáo án |
||||||
Dự án/Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/Rủi ro | |
Khoa liên kết | Mời giáo sư quốc tế dạy qua videoconference, cùng phát triển chương trình, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh nếu cần | Các giáo sư sẵn sàng tham gia
Được hỗ trợ tài chính |
|||||
Chương trình đôi | Chuẩn bị đề án đào tạo bằng đôi cho các ngành KTYS, YTCC. Hoàn tất thủ tục xin phép mở ngành. | Triển khai đào tạo các chương trình bằng đôi đã được cấp phép.
Chuẩn bị đề án đào tạo bằng đôi cho ngành ĐD. Hoàn tất thủ tục xin phép mở ngành. |
Triển khai đào tạo các chương trình bằng đôi đã được cấp phép.
Đánh giá hiệu quả. Điều chỉnh nếu cần.
|
Lãnh đạo chấp thuận
Đối tác sẵn sàng tham gia |
|||
Chương trình đào tạo liên tục | Xây dựng chương trình đào tạo liên tục cho giáo viên trung học và trường nghề | Xin cấp phép triển khai chương trình và đưa KTYS vào 1 phần giáo trình ở các trường trung học, trường nghề
|
Triển khai chương trình cho các trường ở TP HCM. Đánh giá hiệu quả.
Điều chỉnh nếu cần. Theo dõi, hỗ trợ việc dạy KTYS ở các trường |
Triển khai T4T ở các tỉnh thành. Đánh giá hiệu quả.
Điều chỉnh nếu cần. Theo dõi, hỗ trợ việc dạy KTYS ở các trường
|
Lãnh đạo chấp thuận. Đủ kinh phí. Sự tham gia của các trường | ||
Mục tiêu 4: Nâng cao chất lượng giáo dục đạt chuẩn trong nước và quốc tế | |||||||
Kết quả mong đợi | KPIs | ||||||
Cơ sở đào tạo và các chương trình đào tạo đã có sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn kiểm định MOET, AUN, ABET | Kết quả kiểm định, đánh giá | ||||||
Dự án/Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/Rủi ro | |
Đẩy mạnh công tác hướng dẫn kiểm định chất lượng giáo dục theo các chuẩn trong nước và quốc tế | Đăng ký kiểm định ABET
Tập huấn thực hiện đề án CDIO |
Kiểm định ABET
Triển khai đề án CDIO |
Rà soát công tác thực hiện CDIO, cải thiện chất lượng kiểm định AUN, ABET, MOET |
B. Nghiên cứu
1. Mục tiêu
Khoa đặt ra mục tiêu đẩy mạnh công tác nghiên cứu của giảng viên và sinh viên, tìm các đề tài chỉ có ở Việt Nam hoặc phù hợp với các nước đang phát triển. Để thực hiện được điều này, Khoa sẽ tạo ra một Hồ tư duy (think tank) cho các giảng viên, sinh viên, các nhà nghiên cứu ngoài Khoa, các bên liên quan (công ty, bệnh viện, cơ quan chức năng…) với những buổi gặp gỡ bàn tròn, hội thảo định kỳ nhằm báo cáo kết quả nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, thúc đẩy sự ra đời ý tưởng, đề tài nghiên cứu phù hợp với nhu cầu của thị trường, hệ thống y tế và định hướng của nhà nước. Khoa đặt trọng tâm vào việc phát triển hệ thống Y Tế Viễn Thông (Viễn Y – Telemedicine – Cyber Medical System) với các thiết bị Viễn Y (point-of-care devices gồm biocensors, haptic sensors, lab-on-a-chip), các lĩnh vực ứng dụng trong thiết bị y tế (xử lý tín hiệu và hình ảnh trong y khoa, neural network, và machine learning), và hệ thống quản lý dữ liệu tích hợp dữ liệu truyền từ thiết bị y tế vào hồ sơ bệnh án điện tử, từ đó thiết lập hệ thống quản lý thông tin bệnh nhân cho bệnh viện và hệ thống y tế. Khoa sẽ tăng cường hợp tác với các trường đại học, trung tâm nghiên cứu của các nước trên thế giới, các đơn vị có liên quan ở các tỉnh, thành trong nước và tìm kiếm các nguồn quỹ dành cho khoa học công nghệ trong và ngoài nước để thực hiện các nghiên cứu trên. Bên cạnh đó, để tăng thêm nguồn nhân lực thực hiện nghiên cứu, Khoa cũng đặt mục tiêu đẩy mạnh chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ, tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh và sinh viên cao học gắn kết với các nhóm nghiên cứu.
2. Logframe
Mục tiêu 1: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu của giảng viên và sinh viên | |||||||||
Kết quả mong đợi | Key Performance Indicators (KPIs) | ||||||||
Một “think tank” cho GV, SV, nhà nghiên cứu ngoài BM và các bên liên với những buổi gặp, hội thảo định kỳ nhằm báo cáo kết quả nghiên cứu, trao đổi thông tin kinh nghiệm, thúc đẩy sự ra đời ý tưởng, đề tài nghiên cứu phù hợp với nhu cầu của thị trường, hệ thống y tế và định hướng của nhà nước | – Số buổi được tổ chức hàng năm
– Kết quả: đề tài, liên kết cộng tác, nguồn tài trợ cho nghiên cứu |
||||||||
Sinh viên tự đề xuất ý tưởng và thực hiện nghiên cứu hoặc tham gia đề tài nghiên cứu của giảng viên | – Tỉ lệ đề tài nghiên cứu do sinh viên đề xuất ý tưởng và thực hiện (/TSSV, TS đề tài)
– Tỉ lệ sinh viên có bài báo trong tạp chí khoa học/TSSV |
||||||||
Đề tài nghiên cứu tăng về số lượng & chất lượng | – Tỉ lệ bài báo trong tạp chí khoa học (peer-reviewed journals)/TSGV
– Điểm IF trung bình – Trung bình số lần 1 bài báo được trích dẫn |
||||||||
Dự án/ Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/ Rủi ro | |||
Tạo think tank | Tổ chức các buổi gặp gỡ, hội thảo định kỳ.
Hội nghị BME6 Đánh giá kết quả |
Tổ chức các buổi gặp gỡ, hội thảo định kỳ.
Đánh giá kết quả |
Tổ chức các buổi gặp gỡ, hội thảo định kỳ.
Hội nghị BME7 Đánh giá kết quả |
Tổ chức các buổi gặp gỡ, hội thảo định kỳ.
Đánh giá kết quả |
Tổ chức các buổi gặp gỡ, hội thảo định kỳ.
Hội nghị BME8 Đánh giá kết quả |
Đủ kinh phí
|
|||
Tạo cơ chế khuyến khích SV thực hiện và xuất bản
nghiên cứu |
Xây dựng cơ chế, làm thủ tục phê duyệt, triển khai | Triển khai & đánh giá kết quả, điều chỉnh nếu cần | Lãnh đạo chấp thuận | ||||||
Phát triển hệ thống thông tin về các quỹ, nguồn tài trợ, tạp chí, hội thảo khoa học | Xây dựng hệ thống thông tin, cập nhật liên tục, phổ biến đến GV, SV | Đánh giá hiệu quả, cải tiến hệ thống nếu cần | |||||||
Mục tiêu 2: Nghiên cứu phát triển hệ thống Viễn Y | |||||||||
Kết quả mong đợi | KPIs | ||||||||
Phát triển các thiết bị y tế viễn thông (point-of-care devices: biosensors, haptic sensors, lab-on-a-chip) | – Số thiết bị dưới dạng prototype được phát triển | ||||||||
Phát triển các lĩnh vực ứng dụng trong thiết bị y tế (medical signal and image processing, neural network and machine learning) | – Số ứng dụng được phát triển | ||||||||
Phát triển hệ thống quản lý dữ liệu tích hợp dữ liệu truyền từ thiết bị y tế và hồ sơ bệnh án, từ đó thiết lập hệ thống quản lý thông tin bệnh nhân cho bệnh viện và hệ thống y tế | – Hệ thống quản lý dữ liệu được phát triển sẵn sàng đưa vào sử dụng | ||||||||
Dự án/ Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/ Rủi ro | |||
Phát triển thiết bị, ứng dụng, hệ thống quản lý dữ liệu | Triển khai thực hiện nghiên cứu, báo cáo kết quả, đăng tạp chí, trình bày ở các hội thảo khoa học | ||||||||
Mục tiêu 3: Tăng cường hợp tác với các tỉnh, thành phố, các quỹ, trường ĐH quốc tế, viện, chương trình nghiên cứu trong và ngoài nước | |||||||||
Kết quả mong đợi | KPIs | ||||||||
Liên kết với các nhà nghiên cứu, đơn vị nghiên cứu trong và ngoài nước | – Số lượng cá nhân, đơn vị ngoài Khoa tham gia vào các đề tài nghiên cứu | ||||||||
Nguồn tài trợ trong và ngoài nước cho các dự án nghiên cứu | – Số tiền tài trợ nhận được | ||||||||
Liên kết với các đơn vị chức năng, tổ chức, cơ sở y tế, công ty ở các tỉnh, thành phố | – Số bản ghi nhớ, thỏa thuận (MOU, MOA), cam kết hỗ trợ | ||||||||
Dự án/ Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/ Rủi ro | |||
Liên kết với các nhà nghiên cứu, các bên liên quan | Mời các nhà nghiên cứu, các bên liên quan tham gia đề tài nghiên cứu, think tank, BME Conference 6,7,8
|
Đủ kinh phí
Các bên đồng ý hợp tác |
|||||||
Mục tiêu 4: Đẩy mạnh chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ, tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh và sinh viên cao học gắn kết với các nhóm nghiên cứu của Khoa | |||||||||
Kết quả mong đợi | KPIs | ||||||||
Chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ được được thành lập với cơ chế hoàn chỉnh nhằm thu hút nghiên cứu sinh trong nước và quốc tế tham gia vào các nhóm nghiên cứu | – Chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ được thành lập
– Số lượng nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tham gia vào các nhóm nghiên cứu |
||||||||
Dự án/ Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/ Rủi ro | |||
Chương trình nghiên cứu sau tiến sĩ | Xây dựng đề án, xin cấp phép
|
Tuyển NCS sau tiến sĩ trong và ngoài nước | Đánh giá kết quả và hoàn thiện chương trình. Tăng cường tuyển sinh và tạo điều kiện cho nghiên cứu sinh thực hiện nghiên cứu theo các hướng đã có và phát triển các hướng mới | Lãnh đạo chấp thuận, đủ kinh phí |
C. Kinh thầu
1. Mục tiêu
Khoa phát triển kinh thầu trong sự liên kết chặt chẽ với đào tạo và nghiên cứu. Khoa quan niệm rằng một ngành nghiên cứu khoa học kỹ thuật muốn phát triển bền vững phải có một nền kỹ nghệ tương quan đi song song với nó. Cùng lúc, sự phát triển bền vững của một doanh nghiệp phải có sự hợp tác với đại học. Trong liên kết với nghiên cứu, sự phát triển của kinh thầu nhằm mục đích đưa các sản phẩm của nghiên cứu ứng dụng ra thị trường và đến được với người sử dụng, đồng thời theo dõi, đánh giá các xu hướng, nhu cầu của thị trường tạo cơ sở cho các nghiên cứu để nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ hiện đại. Quá trình thương mại hóa sản phẩm cũng mang lại nguồn lợi kinh tế giúp tăng nguồn quỹ cho các hoạt động nghiên cứu. Trong liên kết với đào tạo, những kiến thức về quản lý và kinh thầu được áp dụng để phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up company); ngược lại, quá trình thương mại hóa sản phẩm và vận hành doanh nghiệp của giảng viên và sinh viên Khoa sẽ là những bài học thực tiễn cho đào tạo kinh thầu. Kinh thầu sẽ được thực hiện theo hai hướng: một là tìm kiếm những doanh nghiệp trong lĩnh vực y sinh để hợp tác sản xuất hoặc chuyển giao công nghệ; hai là thành lập doanh nghiệp trực tiếp sản xuất và thương mại hóa các sản phẩm đã hoàn thiện qua quá trình nghiên cứu ứng dụng. Chiến lược thành lập Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp KHCN của trường Đại Học Quốc Tế tạo một cột mốc rất quan trọng cho việc phát triển kinh thầu của Khoa. Khoa KTYS sẽ liên kết chặt chẽ với Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp này để thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp KTYS cho các sản phẩm đã và đang phát triển của Khoa và đưa hệ thống Viễn Y vào hệ thống y tế Việt Nam. Quá trình phát triển kinh thầu cũng sẽ không tách rời với việc phát triển một mạng lưới liên kết với các cơ quan chức năng, các đơn vị, tổ chức, công ty trong lĩnh vực y sinh, tạo thuận lợi cho toàn bộ quy trình từ nghiên cứu tới thương mại hóa sản phẩm.
2. Logframe
Mục tiêu 1: Liên kết với Trung tâm ươm tạo doanh nghiệp IU để thành lập doanh nghiệp KTYS | |||||||||||
Kết quả mong đợi | Key Performance Indicators (KPIs) | ||||||||||
Doanh nghiệp KTYS | – Doanh nghiệp được thành lập
– Kết quả thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp |
||||||||||
Dự án/Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/Rủi ro | |||||
Doanh nghiệp KTYS | Xây dựng đề án thành lập doanh nghiệp KTYS, hoàn tất thủ tục thành lập doanh nghiệp | Vận hành doanh nghiệp, hoàn tất thủ tục cấp phép cho sản xuất, tìm nhà đầu tư hoặc doanh nghiệp hợp tác sản xuất, đưa sản phẩm ra thị trường. Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh nếu cần | Lãnh đạo chấp thuận Đủ kinh phí | ||||||||
Mục tiêu 2: Thành lập mạng lưới liên kết từ nghiên cứu tới thương mại hóa sản phẩm | |||||||||||
Kết quả mong đợi | KPIs | ||||||||||
Mạng lưới liên kết giữa các trường đại học, trung tâm nghiên cứu với các cơ quan chức năng, hệ thống y tế, doanh nghiệp trong lĩnh vực y sinh | – Thành lập Mạng lưới
– Kết quả thực hiện các mục tiêu của Mạng lưới |
||||||||||
Dự án/Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/Rủi ro | |||||
Mạng lưới liên kết | Hợp tác với khu công nghệ cao SHTP xây dựng đề án thành lập mạng lưới liên kết | Triển khai các hoạt động của mạng lưới, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh nếu cần
|
Các bên sẵn sàng tham gia, đủ kinh phí, nhân lực | ||||||||
Mục tiêu 3: Đưa hệ thống Viễn Y CMS vào hệ thống y tế | |||||||||||
Kết quả mong đợi | KPIs | ||||||||||
Hệ thống Y tế viễn thông được đưa vào sử dụng ở các bệnh viện, cơ sở y tế | – Bệnh viện, cơ sở y tế sử dụng CMS do Khoa phát triển, vận hành, bảo trì | ||||||||||
Tập huấn cho người sử dụng hệ thống (kỹ thuật viên, điều dưỡng, bác sĩ…) | – Số lớp tập huấn được tổ chức
– Số lượng người tham gia tập huấn – Đánh giá sau tập huấn |
||||||||||
Dự án/Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/Rủi ro | |||||
Hệ thống Viễn Y CMS
|
Phát triển CMS, liên kết với bệnh viện, cơ sở y tế ở TPHCM và các tỉnh thành để vận hành, quản lý, bảo trì | Đủ nguồn lực để phát triển công nghệ. Sự ủng hộ của lãnh đạo ngành | |||||||||
Tập huấn cho người sử dụng, và những người tập huấn khác (training for trainers T4T) | Triển khai hoạt động, đánh giá, điều chỉnh
|
D. Sinh viên
1. Mục tiêu
Hình 4: Chiến lược sinh viên của Khoa KTYS
Chiến lược sinh viên của Khoa hướng tới 3 nhóm đối tượng: sinh viên tương lai (prospective students), sinh viên hiện tại, và cựu sinh viên, và sự liên kết, tương tác giữa 3 nhóm này trong đó Khoa đóng vai trò cầu nối (Hình 4). Đối với sinh viên tương lai, Khoa đặt mục tiêu tăng cường sự hiểu biết của các đối tượng tuyển sinh về các chương trình đào tạo, về văn hóa và hoạt động của trường và Khoa, và về khả năng phát triển sự nghiệp. Các hoạt động tăng cường sự hiểu biết của đối tượng tuyển sinh không chỉ do Khoa mà còn do các sinh viên hiện tại và cựu sinh viên thực hiện, không chỉ tổ chức ở các địa điểm tư vấn tuyển sinh (onsite) mà còn tổ chức tiếp cận trực tuyến (online) nhằm thu hút sinh viên không chỉ trong nước mà còn từ các nước trong khu vực. Việc phát triển chương trình đào tạo liên tục (như đã nêu trong mục tiêu 3 chiến lược Đào tạo) cũng là một kênh tiếp cận với sinh viên tương lai thông qua việc đào tạo các giáo viên các trường trung học, dạy nghề. Đối với sinh viên hiện tại, Khoa tăng cường hỗ trợ theo nhu cầu của từng sinh viên trong các trải nghiệm ở trường từ lúc đăng ký tuyển sinh đến sau khi tốt nghiệp. Để thực hiện được điều này, Khoa xây dựng các mối liên kết sinh viên-giảng viên/nhân viên (student-staff) và sinh viên-sinh viên (peer to peer) thông qua nhiều kênh khác nhau (mentoring team, research group, extracurricula clubs, online/onsite forums…), đặc biệt đẩy mạnh phát triển liên kết theo chiều ngang, chiều dọc và chiều sâu (tăng cường tính đoàn kết trong mỗi khóa, giữa các khóa với nhau và với cựu sinh viên, cán bộ, giảng viên; đồng thời đi sâu vào các khía cạnh đời sống bên cạnh học tập, nghiên cứu, kinh thầu). Đối với cựu sinh viên, xây dựng hội cựu sinh viên nhằm phát triển cơ hội nghề nghiệp, tạo kênh phản hồi về chương trình đào tạo, nghiên cứu, kỹ năng mềm, về nhu cầu thị trường cho Khoa, tạo mối quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp, đơn vị quản lý, đồng thời gây quỹ cho các hoạt động của Khoa. Quan trọng nhất, đối với cả ba nhóm đối tượng, Khoa đặt mục tiêu truyền tải được bản sắc văn hóa của trường và Khoa, tinh thần và đạo đức nghề nghiệp giúp tạo ra nguồn nhân lực trong lĩnh vực y sinh vừa có chất lượng cao vừa có tính nhân văn.
2. Logframe
Mục tiêu 1: Tăng cường sự hiểu biết của các đối tượng tuyển sinh về các chương trình đào tạo, văn hóa và hoạt động của trường và Khoa, về khả năng phát triển sự nghiệp | |||||||||||||
Kết quả mong đợi | Key Performance Indicators (KPIs) | ||||||||||||
Các đối tượng tuyển sinh hiểu rõ về trường, Khoa, chương trình đào tạo, định hướng nghề nghiệp | – Số lượng người đăng ký tuyển sinh
– Tỉ lệ người có thông tin từ chiến dịch tuyển sinh trong tổng số người đăng ký tuyển sinh – Tỉ lệ người đánh giá hiểu rõ thông tin từ chiến dịch tuyển sinh |
||||||||||||
Hợp tác với Duke University mở các lớp đào tạo liên tục cho GV trung học, GV trường nghề (xem mục tiêu 3 chiến lược Đào tạo) | – Số giáo viên tham gia chương trình
– Số giáo viên đưa KTYS vào giáo án |
||||||||||||
Dự án/Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/Rủi ro | |||||||
Chiến dịch tuyển sinh onsite, online cho các trường trung học, dạy nghề (cho chương trình đại học), các trường đại học, cơ quan, tổ chức, bệnh viện… (cho chương trình sau đại học) | Xây dựng chiến dịch onsite, online.
Triển khai chương trình ở TPHCM, các tỉnh thành, và một số nước trong khu vực, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh cho năm sau nếu cần
|
Đủ nguồn lực
|
|||||||||||
Phối hợp tổ chức field trip cho các đối tượng tuyển sinh đến tham quan cơ sở đào tạo và cơ sở thực tập, làm việc | Triển khai chương trình, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh nếu cần
|
||||||||||||
Mục tiêu 2: Tăng cường hỗ trợ theo nhu cầu của sinh viên trong các trải nghiệm ở trường từ lúc đăng ký tuyển sinh đến sau khi tốt nghiệp | |||||||||||||
Kết quả mong đợi | KPIs | ||||||||||||
Liên kết sinh viên-giảng viên/nhân viên (student-staff) và sinh viên-sinh viên (peer to peer) qua các kênh: mentoring team, research group, extracurricular clubs, online/onsite forums | – Tỉ lệ SV đánh giá hài lòng với sự hỗ trợ của BM khi có nhu cầu | ||||||||||||
Thành lập bộ phận hỗ trợ sinh viên với cơ chế hoạt động rõ ràng, phù hợp | |||||||||||||
Các buổi seminars cho SV về kỹ năng mềm dựa trên phản hồi của cựu sinh viên, đơn vị quản lý, doanh nghiệp | – Tỉ lệ doanh nghiệp đánh giá hài lòng với kỹ năng mềm của SV | ||||||||||||
Dự án/Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/Rủi ro | |||||||
Liên kết sinh viên-giảng viên/nhân viên và sinh viên-sinh viên | Tiếp tục triển khai thực hiện, chính thức hóa hoạt động của các kênh liên kết, đánh giá hoạt động, điều chỉnh nếu cần | Lãnh đạo chấp thuận
|
|||||||||||
Thành lập bộ phận hỗ trợ sinh viên, có cơ chế hoạt động rõ ràng, phù hợp | Triển khai hoạt động, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh nếu cần | ||||||||||||
Seminars về kỹ năng mềm | Tổ chức hoặc liên kết với các khoa, khoa để tổ chức. Đánh giá hiệu quả (sau seminar & đánh giá từ doanh nghiệp), điều chỉnh nếu cần | Đủ nguồn lực | |||||||||||
Mục tiêu 3: Xây dựng hội cựu sinh viên nhằm
– Phát triển cơ hội nghề nghiệp, – Tạo kênh phản hồi về chương trình đào tạo, nghiên cứu, kỹ năng mềm, và nhu cầu thị trường – Tạo mối liên kết giữa Khoa với doanh nghiệp – Gây quỹ cho các hoạt động của BME |
|||||||||||||
Kết quả mong đợi | KPIs | ||||||||||||
Hội cựu sinh viên BME được thành lập chính thức với mục tiêu, hoạt động rõ ràng, cụ thể | – Hội cựu SV được thành lập và đạt được các mục tiêu hoạt động | ||||||||||||
Dự án/Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/Rủi ro | |||||||
Hội cựu SV | Xây dựng cơ chế hoạt động, thành lập hội | Triển khai hoạt động, đánh giá hiệu quả, điều chỉnh nếu cần | Lãnh đạo chấp thuận
Cựu sinh viên sẵn sàng tham gia |
E. Nhân sự
1. Mục tiêu
Với chiến lược phát triển đồng bộ đào tạo, nghiên cứu, và kinh thầu, Khoa cần một đội ngũ cán bộ có chuyên môn và năng lực thực hiện. Do đó, mục tiêu đầu tiên về nhân sự là phát triển đội ngũ cán bộ đảm bảo phục vụ đào tạo, nghiên cứu, kinh thầu. Hướng phát triển chính và hiện tại của Khoa là kỹ thuật và công nghệ y sinh. Hướng này được phát triển theo hình tháp với nền tảng là thiết bị y tế (Hình 5).
Hình 5: Hướng phát triển của Khoa trong đường hướng kỹ thuật công nghệ y sinh
Hiện tại Khoa có 10 giảng viên cơ hữu gồm: 1 GSTS, 8 TS tốt nghiệp nước ngoài (trong đó có 2 Kỹ Sư, 3 Khoa học gia, 2 Dược Sĩ, 1 Bác Sĩ TS Y tế công cộng) và 1 Thạc sĩ Bác sĩ đa khoa tốt nghiệp trong nước với 15 năm kinh nghiệm hành nghề. Trừ hướng Kinh thầu KTYS, số giảng viên được chia đều trong các hướng phát triển trên. Khoa cũng có 3 cán bộ kỹ thuật với bằng thạc sĩ và 2 thư ký với bằng cử nhân.
Với chiến lược phát triển chương trình đào tạo tiến sĩ KTYS và biến ĐHQT thành một đại học nghiên cứu, Khoa cần thêm ít nhất 5 giảng viên tiến sĩ: 2 với gốc (background) trong cơ điện tử để phát triển hướng cơ y sinh (biomechanics / rehabilitation engineering), 1 với gốc trong điện tử viễn thông để phát triển kỹ thuật cyber-medical system và 2 với gốc trong hóa sinh để phát triển hướng lab-on-a-chip. Ngoài ra Khoa cũng cần ít nhất 3 trợ giảng (teaching assistant) và 2 kỹ thuật viên.
Với chiến lược phát triển chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị trong lĩnh vực sức khỏe (Y tế Công cộng) và Cử nhân Điều dưỡng (xem Hình 2), trong giai đoạn đầu, Khoa sẽ liên kết với chương trình nước ngoài, giảng dạy tại Khoa, giảng viên Khoa tham gia giảng dạy, sinh viên sẽ được bằng cấp nước ngoài. Trong giai đoạn tiếp theo, theo luật hiện hành, Khoa cần thêm 3 Tiến sĩ trong ngành Y tế Công cộng (Khoa đã có 1 tiến sĩ trong ngành và 1 tiến sĩ Công nghệ thông tin). Tương tự, với chương trình đào tạo cử nhân điều dưỡng Khoa cần 5 Thạc sĩ trong ngành này. Hai ngành này cũng cần tất cả ít nhất là 4 trợ giảng.
Trong năm 2016 Khoa sẽ cơ cấu 2 phó giáo sư, 2 trợ giảng, 1 kỹ thuật viên, kế đó, sẽ tuyển dụng thêm giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng để mở ngành điều dưỡng và sức khỏe cộng đồng, và nhân sự để phát triển kinh thầu. Bên cạnh đó, Khoa cũng đặt mục tiêu tăng cường năng lực, tính hiệu quả của đội ngũ cán bộ giúp Khoa phát triển một cách bền vững. Hiện tại, bên cạnh khả năng chuyên môn cao đã có, cán bộ của Khoa đặc biệt là các cán bộ chủ chốt cần được tăng cường tập huấn về khả năng lãnh đạo, quản lý và kinh thầu. Ngoài ra, cùng với sự tăng trưởng của Khoa, công việc quản trị ngày càng đồ sộ và cần có một công cụ hỗ trợ; do đó Khoa sẽ thúc đẩy việc sử dụng hệ thống quản trị điện tử (e-office) giúp tăng hiệu quả và năng suất của cán bộ.
2. Logframe
Mục tiêu 1: Phát triển nhân sự đảm bảo phục vụ đào tạo, nghiên cứu, kinh thầu
|
|||||||||||||
Kết quả mong đợi | Key Performance Indicators (KPIs) | ||||||||||||
Đủ nhân lực cho các hoạt động trong từng giai đoạn phát triển của Khoa | – Kết quả thực hiện các mục tiêu đào tạo, nghiên cứu, kinh thầu
– Kết quả đánh giá HR |
||||||||||||
Dự án/Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/Rủi ro | |||||||
Phát triển đội ngũ cán bộ | – KTYS: cơ cấu 2 PGS (2016), 5 Tiến sĩ, 2 Kỹ thuật viên, 3 Trợ giảng
– Điều dưỡng, YTCC: 3 Tiến sĩ, 5 Thạc sĩ, 4 Trợ giảng – Nhân sự phát triển Kinh thầu |
Lãnh đạo chấp thuận, tìm được đối tượng phù hợp, đủ kinh phí | |||||||||||
Mục tiêu 2: Tăng cường tập huấn khả năng lãnh đạo, quản lý, kinh thầu cho cán bộ | |||||||||||||
Kết quả mong đợi | KPIs | ||||||||||||
Cán bộ tăng khả năng lãnh đạo, quản lý, kinh thầu | – Kết quả thực hiện các mục tiêu của Khoa | ||||||||||||
Dự án/Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/Rủi ro | |||||||
Đưa cán bộ tham gia các khóa huấn luyện về khả năng lãnh đạo, quản lý, kinh thầu | Triển khai hoạt động, đánh giá hiệu quả
|
Lãnh đạo chấp thuận, đủ kinh phí
|
|||||||||||
Mục tiêu 3: Sử dụng hệ thống e-office giúp tăng hiệu quả, năng suất của cán bộ | |||||||||||||
Kết quả mong đợi | KPIs | ||||||||||||
Hệ thống e-office được sử dụng | – Đánh giá của cán bộ về hệ thống
– Đánh giá của Trưởng BM về năng suất, hiệu quả của cán bộ |
||||||||||||
Dự án/Hoạt động | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | Giả định/Rủi ro | |||||||
Hệ thống e-office
|
Đánh giá tính phù hợp của các phần mềm e-office (VSS, VCCI, mOffice, Bitrix24…). Chọn nhà cung cấp, đưa vào sử dụng
|
Đánh giá hiệu quả, yêu cầu điều chỉnh nếu cần
|
Lãnh đạo chấp thuận, đủ kinh phí
|
IV. Kết luận
Chủ trương của Khoa là cố gắng góp phần cho xã hội với 3 sản phẩm: sinh viên, bài báo khoa học và thiết bị để đáp ứng nhu cầu hiện tại của đất nước cũng như mở đường cho tương lai. Kết hợp với phương châm của Khoa: Chất lượng cao, Bền vững và Hữu ích hoạt động của Khoa nhắm vào việc liên kết chặt chẽ 3 lĩnh vực: Giáo dục & Đào tạo, Nghiên cứu Khoa học và Kinh thầu với nhau. Mục tiêu chính của Giáo dục & Đào tạo là đào tạo nhân sự cho ngành KTYS của Việt Nam. Mục tiêu của Nghiên cứu Khoa học là mở đường cho tương lai để hội nhập và góp phần vào cộng đồng quốc tế bằng cách tìm những đề tài độc nhất vô nhị, đặc thù của việt Nam và phù hợp với các nước chậm tiến. Mục tiêu của Kinh thầu là đưa những thiết bị Khoa thiết kế ra thị trường bằng cách chuyển giao công nghệ cho doanh nghiệp hay cùng giảng viên và sinh viên xây dựng lên công ty khởi nghiệp (Start-up).
Sự tăng trưởng là điều tối cần thiết. Với chiến lược trình bày bên trên Khoa đã đưa ra một lộ trình chi tiết để tiếp tục sứ mạng của mình trong tương lai và góp phần vào việc giữ vững vị trí tiên tiến của ĐHQT và đưa ĐHQG-HCM lên bản đồ quốc tế.
Ngày 7/10/2015 Bộ Y tế và Bộ Nội vụ ban hành