PTN Kỹ thuật Mô và Y học Tái tạo

1. Giới Thiệu Chung

Kỹ thuật mô (Tissue engineering) là ngành kỹ thuật mà trong đó có sự kết hợp chặt chẽ của công nghệ tế bào, kỹ thuật vật liệu với các nhân tố sinh hóa, hóa lý phù hợp nhằm phục hồi hoặc thay thế các chức năng trong cơ thể người (xem Hình 1).

Hình 1. Mô hình hoạt động nghiên cứu trong ngành kỹ thuật mô.

Mục đích ứng dụng của ngành kỹ thuật mô rất rộng, trong đó bao gồm: (1) tạo ra các bộ phận có thể phục hồi hay thay thế một phần hay toàn bộ chức năng của một loại mô (ví dụ: xương, sụn, mạch máu, da, lỗ tai hay cơ…); (2) tạo ra các bộ phận có cấu trúc và chức năng tương tự như mô thật nhưng hoàn toàn không bị thay thế (ví dụ: van tim, dây chằng,…) (xem Hình 2).

Hình 2. Các sản phẩm trong ngành Kỹ thuật mô và Y học tái tạo như: (a) xương nhân tạo, (b) mạch máu nhân tạo, (c) da nhân tạo, (d) van tim nhân tạo, (e) dây chằng nhân tạo và (f) tai nhân tạo.

Y học tái tạo (Regenerative medicine) là đề cặp đến công nghệ cấy ghép tế bào hay cấy ghép mô nhằm phục hồi hay sữa chữa hoặc tái tạo tế bào, và phục hồi chức năng mô hay bộ phận trong cơ thể nhằm giúp cho chúng hoạt động bình thường. Tế bào và mô dùng trong quá trình cấy ghép có thể lấy từ các bộ phận khác trong chính người bệnh hoặc có thề nhận từ người hiến tặng hoặc được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm trước khi cấy ghép. Kỹ thuật mô và y học tái tạo (Tissue Engineering and Regenerative Medicine) là ngành ứng dụng các khoa học kỹ thuật cơ bản nhằm hướng đến ứng dụng thực tiễn trong y học và mang lại sức khỏe cho công đồng. Kỹ thuật mô và y học tái tạo là một trong các hướng đào tạo và nghiên cứu của Bộ môn  Bộ môn Kỹ thuật Y sinh tại Trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc Gia TP HCM. Tại đây, hiện tại chúng tôi đang nghiên cứu sử dụng kết hợp các nguồn sinh học cao phân tử (fibronectin, collagen, gelatin, protein, growth factors…), các nguồn polymer thiên nhiên (chitosan, hyaluronan, …), polymer nhân tạo (polyvinyl al cohol, polycaprolactone,…) và nguồn hydroxylapatite/ biphase calcium phosphate nhằm vào hai mục đích chính là tái tạo mô mềm (soft tissue) và mô cứng (hard tissue). Các kỹ thuật trong nuôi cấy tế bào (in vitro) hay kiểm tra khả năng tái tạo mô trên mô hình động vật (in vivo) cũng được tiến hành .

1. Đề tài nghiên cứu

TT Tên đề tài/dự án Mã số &

cấp quản lý

Thời gian thực hiện Kinh phí

(triệu đồng)

Chủ nhiệm/

Tham gia

Tình

trạng

Đề tài nước ngoài
1 Nghiên cứu bộ Kit dùng trong khâu vá vết thương không cần chỉ khâu. Office of Navy Research và Office of Navy Research Global, American (N62909-14-1-N011. US) 2013-2016 1,800 CN: TS. Nguyễn Thị Hiệp Đang thực hiện
Đề tài trong nước
1 Nghiên cứu Tính chất của PVA-nano Ag/chitosan, HA/PVPA và HA/PVPA/chitosan để làm Keo Sinh học nhằm Điều trị một số Vết thương trên Da Quỹ Khoa Học và Công Nghệ ĐHQG-HCM (B2013-76-03. VN) 2013-2016 990 TG: TS. Nguyễn Thị Hiệp Đang thực hiện
2  U nguyên bào thần kinh trong nhóm nguy cơ cao ở trẻ em Việt Nam mang đột biến gen ARID1A/1B Nafosted 2014-2016 998 TG: TS. Nguyễn Thị Hiệp Đang thực hiện
Đề tài sinh viên
1 Phát triển quy trình chế tạo lớp xốp để nuôi cấy tạo mô từ tế bào gốc bằng sợi tơ tằm Việt Nam Báo tuổi trẻ 2012 40 CN: KS. Lương Thu Hiền Đã hoàn thành
2  Antimicrobial PVA-Nano Ag/chitosan Hydrogel for Wound Dressing Application: Fabrication, Characterization, In vitro and In vivo Stusies International University,

SV2012-06- BME

2012-2013 5 CN: KS. Hoàng Thùy Dương Đã hoàn thành
3 In vitro and In vivo Studies of a Injectable Polyvinyl Alcohol/Chitosan hydrogel for Wound Dressing Application International University,

SV2012-07- BME

2012-2013 5 CN: KS. Nguyễn Xuân Trường Đã hoàn thành
4 Investigate and improve the processing of producing the silk fibroin scaffolds for cell attachment and proliferation. International University,

SV2013-06-BME

2013-

2014

5 CN: KS. Lương Thu Hiền Đã hoàn thành
5 So sánh tính chất của hạt khoáng xương – HAp tổng hợp từ chất hóa học và từ xương bò International University,

SV2013-07-BME

2013-

2014

5 CN: KS. Bùi Ngọc Thảo Trâm Đã hoàn thành
6 Investigation of gelatin/chitosan complex loading vitamin D3 for wound healing applications International University,

SV2014-BME-22.

 

2014-2015 5 CN: KS. Trần Thị Tường Vân Đang thực hiện
7 Synthesis of biphasic calcium phosphate (BCP) nanoparticles by ultrasound method for desensitising toothpaste International University, SV2014-BME-23.

 

2014-2015 5 CN: KS. Đặng Ngọc Thảo Nhi Đang thực hiện

 

III. Công bố khoa học

III.1. Tạp chí quốc tế

  1. Huynh Chan Khon, Marianna Gyenes, Cornelis P. Hollenberg, Nguyen Thi HiepVo Van Toi, Volker R. Stoldt: Fibronectin unfolded by adherent but not suspended platelets: an in vitro explanation for its dual role in haemostasis.THROMBOSIS RESEARCH 136(4): 803-812 (August 2015).
  2. Nguyen Thi Hiep, Dao Van Hoa, Vo Van ToiInjectable in situ crosslinkable hyaluronan-polyvinyl phosphonic acid hydrogels for bone engineering.Journal of Biomedical Science and Engineering 6(8): 854-862 (August 2013).

III.2. Tạp chí trong nước

  1. Nguyen Thi Hiep, Dang Hoang Phuc, Do Phuong Dan, Vo Van Toi, Le Quoc Tuan: Investigation and fabrication of Hyaluronan/Polyvinyl Phocphonic Acid/Chitosan for Bioglue Application Y học Tp.Hồ Chí Minh (January 2015).
  2. Nguyen Thi Hiep, Nguyen Xuan Truong, Hoang Thuy Duong, Vo Van Toi, Nguyen Thi Le, Pham Thi Thu Hien, Nguyen Thi Thu Hoai: Investigation and Fabrication of polyvinyl Alcohol/Chitosan Loading Silver Nanoparticles and Its Anti-Microbial Evaluation for Wound Dressing. Application Y học Tp.Hồ Chí Minh (January 2015)
  3. Le Quoc Tuan, Nguyen Thi Le, Nguyen Thi Hiep: Comparing The Glycation Measurements in Assessment of Diabetic Nephropathy Y học Tp.Hồ Chí Minh (January 2015)

III.3. Hội nghị quốc tế

  1. Tran Thi Tuong Van, Dang Hoang Phuc, Nguyen Thi HiepHuynh Chan KhonVo Van Toi: FABRICATION OF GELATIN/CHITOSAN/VITAMIN D FILM FOR WOUND HEALING APPLICATION. Paper presented at The 5th International Workshop on Nanotechnology and Application. (November 2015)
  2. Tra Thanh Nhi, Dang Hoang Phuc, Nguyen Thi HiepHuynh Chan KhonVo Van Toi: INVESTIGATION ON THE FORMATION OF SILVER NANOPARTICLES UNDER DIFFERENT CONDITIONS. Paper presented at The 5th International Workshop on Nanotechnology and Application. (November 2015)
  3. Dang Ngoc Thao Nhi, Dang Hoang Phuc, Nguyen Thi HiepHuynh Chan KhonVo Van Toi: ANALYSIS OF THE BEHAVIOR OF BCP NANOPOWDER SYNTHESIZED BY ULTRASONICATION METHOD UNDER HUMAN ORAL ENVIRONMENT SIMULATION. Paper presented at The 5th International Workshop on Nanotechnology and Application. (November 2015).
  4. Vo Van ToiNguyen Thi HiepHuynh Chan Khon, Tra Thanh Nhi, Dang Hoang Phuc, Nguyen Thi Phuong Nghi, Nguyen Vuong Hoang Long: Application of nanosilver in medicine. Paper presented at The 5th International Workshop on Nanotechnology and Application. (November 2015).
  5. Nguyen Thi HiepVo Van Toi, Lee Byong Taek: Hemocompatibility Testing of Electrospun PCL/PU-CLA Membrane for Blood Vessel Applications. Paper presented at 5th International Conference on Biomedical Engineering in Vietnam. (June 2014).
  6. Nguyen Xuan Truong, Vo Van ToiNguyen Thi HiepDevelopment of a New Injectable PVA–Ag NPs/ Chitosan Hydrogel for Wound Dressing Application.. Paper presented at 5th International Conference on Biomedical Engineering in Vietnam. (June 2014).
  7. Tran Thi Tuong Van, Bui Ngoc Thao Tram, Vo Van ToiNguyen Thi HiepInvestigation of the Synthetic Process of Nano-Hydroxyapatite (Hap) Using Microwave and Ultrasound.. Paper presented at 5th International Conference on Biomedical Engineering in Vietnam. (June 2014).
  8. Luong Thu Hien , Dang Ngoc Thao Nhi, Pham Thi Ngoc Oanh, Dinh Thuy Thanh Ha, Nguyen Thi HiepVo Van Toi, Hoang Thuy Duong, Hoang Le SonInvestigation of the Silk Fiber Extraction Process from the Vietnam Natural Bombyx Mori Silkworm Cocoon.. Paper presented at 5th International Conference on Biomedical Engineering in Vietnam. (June 2014).
  9. Dang Hoang Phuc, Nguyen Thi Hiep, Pham Van Tien: Fabrication of Hyaluronan – Chitosan – Polyvinyl Phosphonic Acid Hydrogel for Bioglue Applications. Paper presented at 5th International Conference on Biomedical Engineering in Vietnam. (June 2014).
  10. Bui Ngoc Thao Tram, Nguyen Thi HiepVo Van ToiSynthesis and Characterization of Hydroxyapatite Biomaterials from Bio Wastes.. Paper presented at 5th International Conference on Biomedical Engineering in Vietnam. (June 2014).

VI. Hướng nghiên cứu

IV.1. Nghiên cứu ứng dụng trên da:

  • Bộ Kit dùng khâu vá vết thương mà không cần dùng chỉ khâu

Mô tả: Bộ Kit gồm 2 phần: (1) Miếng dán và (2) Keo. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương mà người bị thương có thể chỉ dùng miếng dán hoặc chỉ dùng keo hoặc phải dùng cả hai.

  • Ứng dụng đặc tính kháng khuẩn của nano bạc trong điều trị vết thương

Mô tả: Các hạt nano bạc (Ag NP) đã thu hút nhiều sự chú ý gần đây trong lĩnh vực y học do đặc tính kháng khuẩn cao. Những đặc tính hấp dẫn của vật liệu nano phụ thuộc mạnh mẽ vào kích thước do tỷ lệ diện tích tiếp xúc bề mặt/khối lượng cao. Kích thước hạt có thể được chia thành 3 nhóm: ≤ 10nm; 20-80nm; ≥100nm. Mỗi loại kích thước hạt có cơ chế tương tác khác nhau trên vi sinh vật. Một số kích thước phụ thuộc cơ chế Ag NP đã được đề xuất: (1) Ag NP bám dính với bề mặt của màng tế bào, kết tụ trên màng vi khuẩn làm thay đổi tính thấm của nó; (2) Ag NP có thể xâm nhập vào trong tế bào vi khuẩn và gây ra thiệt hại hơn nữa bằng cách tương tác với các hợp chất chứa lưu huỳnh (như ADN), tạo ra ROS (reactive oxygen) dẫn đến việc giết chết tế bào vi khuẩn; (3) các hạt Ag NP lớn phóng thích các  ion bạc giúp tăng tác dụng kháng khuẩn. Tuy nhiên, ngoài lợi ích kháng khuẩn, các hạt Ag NP cũng độc hại với các tế bào người làm cản trở việc ứng dụng chúng trong y học. Mục tiêu của đề tài này là tìm ra được phương cách tổng hợp nano bạc có kích thước, hình dạng khác nhau dẫn đến sự khác nhau về hoạt tính kháng khuẩn cũng như mức độ độc hại với tế bào người. Tương tác giữa các hạt Ag NP với tế bào vi khuẩn, tế bào người cũng sẽ được nghiên cứu để làm rõ cơ chế kháng khuẩn và độc tố với tế bào cơ thể giúp hỗ trợ việc ứng dụng hiệu quả Ag NP trong điều trị vết thương.

Hình 4. Mô tả tổng quan nghiên cứu ứng dụng nano bạc

IV.2. Nghiên cứu ứng dụng trên xương:

  • Nghiên cứu vật liêu tái tạo xương và răng từ bột khoáng canxi tổng hợp BCP

Mô tả: BCP là một hỗn hợp của hydroxyapatite (HA), Ca10 (PO4)6(OH)2, và beta-tricalcium phosphate (β-TCP), Ca3(PO4)2. Trong đó, HA và β-TCP là hai dạng chất được tìm thấy nhiều nhất trong xương và răng của người, với nhiều tỷ lệ thành phần HA/β-TCP khác nhau. Cả hai thành phần HA và β-TCP đều là tương thích sinh học, không độc hại, tái hấp thụ, không gây viêm, không gây ra phản ứng với hệ miễn dịch hoặc gây khó chịu ở người, có khả năng kích thích xương phát triển xương. HA/TCP là dạng ceramics bền với nhiệt, tồn tại ổn định trong môi trường sinh lý và có khả năng tạo liên kết hóa học trực tiếp vào xương. Với các ưu điểm trên của HA và BCP, chúng tôi tổng hợp hạt HA và BCP và nén thành khối nhằm ứng dụng cho tái tạo ngà răng và xương.

Hình 5. Mô tả tổng quan nghiên cứu ứng dụng HA và BCP

  • Nghiên cứu ứng dụng protein tơ tằm Việt Nam trong việc tái tạo xương

Mô tả:  Protein tơ tằm là một loại vật liệu sinh học đang được nghiên cứu rộng rãi trên thế giới, với nhiều tính chất sinh-hóa-lý nổi bật như: hỗ trợ tế bào phát triển, không gây độc và kích ứng với cơ thể, khả năng chịu lực cao, khả năng thấm và giữ nước nổi bật, linh hoạt trong định hình và có khả năng kết hợp với nhiều loại vật liệu khác để có thể ứng dụng trong kỹ thuật tái tạo mô. Từ kén tằm tươi, qua giai đoạn xử lý nhiệt-hóa, sợi tơ tằm loại bỏ được sericin giúp hạn chế việc kích ứng tế vào và tăng độ tương thích sinh học.

Có 4 hướng nghiên cứu ứng dụng về tơ tằm: (1) Sợi tơ tằm có tính chất cơ lý cao, phù hợp để ứng dụng làm dây chằng nhân tạo. (2) Sợi tơ tằm còn có thể tiếp tục được trích ly thành dạng dung dịch lỏng trước khi được định hình thành khung giàn xốp, phun thành sợi, tạo màng, hoặc kết hợp với những vật liệu khác. (3) Cho các ứng dụng về xương, tơ tằm còn có thể kết hợp với HA, BCP. (4) Ngoài ra, một hướng nghiên cứu mới ứng dụng protein tơ tằm là tải tế bào và growth factors vào ngay trong khối protein nhằm giảm thời gian chữa trị.

Hình 6. Mô tả tổng quan nghiên cứu ứng dụng protein từ tơ tằm

  • Nghiên cứu ứng dụng protein khuôn gian bào (extracellular matrix) để làm tăng tính tương hợp sinh học của vật liệu

Mô tả: Một trong những mục tiêu chung trong kỹ thuật mô là đạt được sự tối ưu trong tương tác tế bào – giàn giáo, từ đó giúp kiểm soát được hành vi của tế bào trong việc hình thành mô và tránh rủi ro vật liệu bị loại thải. Tế bào trong cơ thể động vật và người được bao bọc bởi khuôn gian bào. Khuôn gian bào được cấu tạo từ các sợi protein collagen và các glycoprotein ví dụ như fibronectin, laminin… Khuôn gian bào đóng góp rất nhiều chức năng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào. Một số chức năng điển hình là giữ tế bào cố định trong các mô, góp phần cấu thành các đặc tính của mô, giúp lọc các chất vận chuyển qua các mô khác nhau, hỗ trợ việc truyền tín hiệu (cytokines, growth factors) từ tế bào này đến tế bào khác (xem hình 7). Với các chức năng quan trọng đối với hoạt động của tế bào trong quá trình hình thành mô như trên, protein từ khuôn gian bào là một trong những hướng được tập trung nghiên cứu tại phòng thí nghiệm chúng tôi với mục đích ly trích các protein khuôn gian bào thích hợp, tìm ra phương thức tối ưu cho việc gắn các protein này lên bề mặt vật liệu trước khi cấy ghép vào cơ thể để giúp hỗ trợ tối đa sự tương tác với tế bào dẫn đến thúc đẩy việc hình thành mô mới thay thế vết thương trong cơ thể.

Hình 7. (A) Tổng quan vai trò của khuôn gian bào đối với hoạt động của tế bào. (a) Giúp cố định tế bào sinh sống trong mô, (b) giúp tế bào biệt hóa và thể hiện đặc trưng kiểu hình, (c) giúp sự di cư của tế bào đến các vùng cụ thể trong quá trình phát triển, sửa chữa và tăng trưởng, (d) khuôn gian bào được tiết ra và điều chỉnh từ tế bào, (e) nơi lưu trữ cục bộ các kích thích tố cho việc phân rã mô, sữa chữa tổn thương và di cư của tế bào, (f) truyền tín hiệu giữa tế bào, (g) ranh giới giữa các mô. (B) Sự phát triển của tế bào trên vật liệu không phủ hoặc phủ protein từ khuôn gian bào. Nguồn: D.A. Puleo and R. Bizios (eds.), Biological Interactions on Materials Surfaces, Springer Science + Business Media, LLC 2009 (đã chỉnh sửa).

  • Nghiên cứu ứng dụng kích thích tố từ tế bào tiểu cầu trong việc điều trị vết thương và tái tạo mô

Mô tả: Quá trình hồi phục vết thương mở đầu bằng sự hình thành khối đông và sự phóng thích hạt của tế bào tiểu cầu. Tại vùng chấn thương, tiểu cầu tiết ra các chất kích thích liên quan đến mọi khía cạnh của quá trình chữa lành vết thương. Khi tế bào tiểu cầu được hoạt hóa, chúng thay đổi hình dạng và tiết ra một lượng các hạt vô cùng nhỏ chứa các hoạt chất sinh học, tiếp sau đó là sự kết tập các tế bào tiểu cầu lại với nhau. Trong số các hoạt chất sinh học khác nhau được tiết ra từ tiểu cầu tham gia vào quá trình chữa lành vết thương, những nhân tố kích thích sinh trưởng (GFs) là những tác nhân quan trọng nhất. GFs sau khi được phóng thích là tín hiệu cho những hoạt động tái tạo trên diện rộng các vùng mô bị tổn thương, chẳng hạn như sự khởi xướng và điều chỉnh việc chữa lành vết thương trên cả mô mềm lẫn mô cứng. Một vài trong số rất nhiều những GFs được phóng thích khỏi tiểu cầu sau khi hoạt hóa như PDGF (platelet derived growth factor), TGF-alpha & beta (transforming growth factor alpha & beta), EGF (epidermal growth factor), FGF (frbroblast growth factor), KGF (keratinocyte growth factor), IGF (insulin growth factor), PDEGF (platelet-deroved epidermal growth factor), IL-8 (inter-leukin-8), TNF-alpha (tumor necrosis factor alpha), CTGR (connective tissue growth factor), và GM-CSF (granulocyte macrophage colony stimulating factor) đã được chứng minh là đóng góp vai trò trong việc giúp chữa lành vết thương. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tạo lập các nhân tố kích thích sinh trưởng (GFs) từ tiểu cầu dưới các điều kiện khác nhau, và phân tích hoạt tính sinh học của chúng dựa trên hoạt động của tế bào được nuôi cấy trong môi trường có chứa GFs đó để tìm ra nguồn GFs tối ưu thích hợp cho ứng dụng chữa trị vết thương và tái tạo mô.

Hình 8. Tế bào tiểu cầu và khả năng phục hồi vết thương. (A) Tế bào tiểu cầu ở trạng thái bất hoạt tuần hoàn trong máu. (B) Tế bào tiểu cầu bị kích hoạt khi có vết thương và kết tụ hình thành khối đông, (C) Vết thương mãn tính trên chân người bị bệnh tiểu đường trước và sau khi điều trị bằng sản phẩm gel từ tiểu cầu (D). Nguồn: Acta Dermatoven APA Vol 16, 2007, No 4.

  • Nghiên cứu tổng hợp sợi fibronectin từ fibronectin huyết tương và ứng dụng vào quá trình chữa lành vết thương.

Mô tả: Fibronectin huyết tương (Fibro = sợi, nectin = kết nối) tồn tại trong máu như một chất tan ở nồng độ khoảng 300 g/mL. Nó có khối lượng phân tử glycoprotein dimer cao (khoảng 450 kDa mỗi dimer). Fibronectin được tổng hợp bởi các tế bào hepatocytes ở gan và  được sắp xếp thành một mạng lưới sợi nhỏ trên bề mặt tế bào thông qua sự tương tác với thụ thể trên bề mặt tế bào và điều hòa chức năng tế bào, chẳng hạn như kết dính tế bào, di chuyển, tăng trưởng, và sự biệt hoá tế bào. Fibronectin đóng vai trò quan trọng trong việc làm trung gian cho một loạt các chất kết dính tế bào và các hoạt động di chuyển của tế bào. Nó liên kết với các tế bào thông qua các thụ thể bề mặt (integrins) và đặc biệt hơn là tương tác với các protein khác, bao gồm collagen, fibrin, và heparin / heparan sulfate, và các kích thích tố quan trọng trong quá trình hàn gắn vết thương. Hầu hết các hoạt động sinh học của fibronectin đều dưới dạng sợi – các sợi này được hình được lắp ráp tại một quá trình có tên fibrillogenesis qua trung gian tế bào. Tuy nhiên, đã có nhiều báo cáo về quá trình tạo thành của các sợi fibril của fibronectin huyết tương nhờ những cầu disulphide với những tính chất khác nhau. Nhiều báo cáo đã chứng minh sự đóng góp của các sợi fibronectin vào toàn bộ quá trình chữa lành vết thương. Điều này dẫn đến nhiều nghiên cứu được tiến hành để tìm ra những điều kiện sinh – hoá – lý thích hợp cho việc tạo sợi từ fibronectin huyết tương.

IV.3. Các nghiên cứu khác

  • Ứng dụng ánh sáng trị liệu trong điều trị bệnh vẩy nến

Mô tả: Ai cũng biết ánh sáng là một phần cực kỳ quan trọng không thể thiếu của cuộc sống. “Không có ánh sáng mặt trời thì không có sự sống trên trái đất”. Ánh sáng khi được chiếu lên tế bào hoặc mô sẽ truyền năng lượng qua tế bào và mô gây ra các hiệu ứng sinh học. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng của các tia sáng ở bước sóng khác nhau lên hoạt động của tế bào và mô. Lợi dụng các tác động của ánh sáng, các đèn hồng ngoại, tử ngoại đã được sử dụng để chữa nhiều loại bệnh trong đó có bệnh vẩy nến.  Bệnh vẩy nến (Psoriasis) là bệnh lành tính do rối loạn biệt hóa của tế bào thượng bì (Keratinocyte) mà cho đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân và cách chữa trị triệt để. Ước tính có khoảng 2% dân số Châu Á bị mắc bệnh này. Tuy bệnh lành tính, nhưng do ảnh hưởng đến thẩm mỹ nên dễ tác động đến tâm lý và gây ra các hệ lụy khác. Hiện bệnh vẩy nến đang được điều trị bằng phương pháp hóa học và ánh sáng. Phương pháp chữa bệnh bằng ánh sáng đang được quan tâm do hứa hẹn sẽ khắc phục được các nhược điểm của hương pháp hóa học là vừa đắt tiền vừa gây ra các phản ứng phụ. Mặc dù đang được ứng dụng rộng rãi, nhưng đến nay vẫn chưa có đủ các nghiên cứu khoa học bài bản chứng minh rõ tác động của ánh sáng lên tế bào, mô, cơ thể để làm rõ công dụng chữa bệnh của ánh sáng. Nghiên cứu này nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng tử ngoại 311nm lên hoạt động của tế bào thượng bì, tế bào miễn dịch, và tế bào nguyên sợi bào (fibroblast) để tìm ra cơ chế tác động của ánh sáng ở bước sóng 311nm này dẫn dến chứng minh công dụng của nó trong điều trị bệnh vẩy nến.

Hình 9. Ánh sáng trị liệu

  • Lab-on-a-chip (LOC)

Mô tả: Hiện nay, để thực hiện được các xét nghiệm hỗ trợ việc chẩn đoán bệnh, theo dõi liệu pháp trị bệnh, bệnh nhân thường phải đến trực tiếp bệnh viện chức năng để được lấy mẫu và thực hiện các xét nghiệm tại phòng thí nghiệm. Việc này tạo ra các trở ngại về thời gian, việc di chuyển từ nhà đến bệnh viện, thủ tục hành chính, và đôi lúc chịu tác động của sự mặc cảm đối với một vài xét nghiệm nhạy cảm… Lab-on-a-chip (LOC) là thiết bị tích hợp một hoặc một số phòng thí nghiệm chức năng trên một chip duy nhất.  LOC giúp người sử dụng có thể tự làm các xét nghiệm tại nhà đơn giản với một lượng mẫu vô cùng ít. Mục tiêu của phòng thí nghiệm Kỹ thuật mô và Y học tái tạo là cộng tác với các chuyên gia thuộc lĩnh vực thiết bị y tế, quang học, vi lỏng (microfluidic) để cùng chế tạo ra các LOC với các mô-đun (module) đa tích hợp cho các xét nghiệm trong y học.

Bashir / Advanced Drug Delivery Reviews 56 (2004) 1565–1586

  1. Các thiết bị chính phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và làm dịch vụ:
TT Tên thiết bị Hình ảnh Tính năng, đặc tính kỹ thuật chính Trị  giá (triệu đồng) Số lượng Năm mua Tình trạng
1 Kính hiển vi huỳnh quang

Hãng sản xuất: Nikon – Nhật

Model: Eclipse Ti-U

 

Quan sát mẫu có kích thước nhỏ và có thể dùng huỳnh quang để nhận dạng thuộc tính mẫu 877,8 1 2014 Tốt
2 Tủ cấy an toàn sinh học cấp II

Hãng sản xuất:

ESCO-Singapore

Model: AC2-4E8

Nuôi cấy tế bào trong phòng thí nghiệm, bảo vệ mẫu, con người và môi trường 330 1 2015 Tốt
3 Tủ ấm CO2

Hãng sản xuất:

Binder-Đức

Model: CB 160

Điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, lượng CO2, lượng O2 và các điều kiện khác để thích hợp cho việc nuôi cấy tế bào. 375 1 2015 Tốt
4 Máy ly tâm

Hãng sản xuất: Hermle-Đức

Model: Z206A

Dùng để phân riêng hỗn hợp hai pha vật chất thành các cấu tử riêng biệt dùng lực ly tâm 95 1 2015 Tốt
5 Máy rửa siêu âm có gia nhiệt

Hãng sản xuất: Elma-Đức

Model: P120H

Quét và tẩy rửa bằng siêu âm điều khiển bằng vi điều khiển. 100 1 2015 Tốt
6 Máy cắt lát (Microtome)

Hãng sản xuất: Thermo Scientific – Anh

Model: Cryotome FSE

Cắt lát mẫu vật tạo thành tiêu bản dùng để quan sát trên kính hiển vi 715 1 2015 Tốt
7 Máy sấy chân không

Hãng sản xuất:

Binder-Đức

Model: VD115

Gia nhiệt sấy khô mẫu và dụng cụ trong điều kiện chân không 600 1 2015 Tốt
8 Máy sấy dụng cụ

Hãng sản xuất:

Binder-Đức

Model: ED115

Dùng để sấy khô dụng cụ thí nghiệm 55 2 2015 Tốt
9 Lò nung nhiệt độ cao

Hãng sản xuất: Nabertherm-Đức

Model: HTC08/15

Nung mẫu vật ở nhệt độ cao, có khả năng phân hủy hay thiêu kết mẫu chất rắn 790 1 2015 Tốt
10 Bình chứa Nitơ lỏng

Hãng sản xuất: MTG-Đức

Model: SC20/12V

Trữ mẫu tế bào, protein,…trong môi trường siêu lạnh Thiết bị đính kèm 1 2015 Tốt
11 Bộ chạy điện di protein SDS-PAGE và Western blot

Hãng sản xuất:

GE Healthcare-Mỹ

Model: SE 260

 Dùng để phân tích các phân tử DNA, RNA hay protein 700 (bao gồm mục 12) 1 2015 Tốt
12 Máy đọc gel

Hãng sản xuất:

Azure Biosystem-Mỹ

Model: C300

Dùng để chụp ảnh gel và phân tích các phân tử DNA, RNA hay protein 700 (bao gồm mục 12) 1 2015 Tốt
13 Cân phân tích 4 số

Hãng sản xuất:

Sartorius-Đức

Model: 224S

Cân với độ chính xác 0,0001g 55 1 2015 Tốt
Cân phân tích

Hãng sản xuất:

Radwag-Ba Lan

Model: AS220.R1

 

 

 

 

Cân với độ chính xác 0,0001g
Máy cất nước 2 lần

Hãng sản xuất: Aquatron-Anh

Model: A4000D

 

Điều chế nước cất tinh khiết, nguyên chất bằng cách chưng cất 2 lần Thiết bị đính kèm 1 2015 Tốt
14 Máy khuấy từ (5x)

Hãng sản xuất:

IKA-Đức

Model: C-MAG HS4

 

Trộn mẫu có gia nhiệt 11 5 2015 Tốt
15 Tủ lạnh có ngăn đông

Hãng sản xuất: Sanyo-Nhật

Model: SR-Q285RB

 Bảo quản mẫu ở nhiệt độ 4°C và -20°C Do trường ĐHQT cung cấp 1 2014 Tốt
16 Tủ âm sâu -86°C

Hãng sản xuất: Panasonic-Nhật

Model: MDF-U33V

 Lưu trữ và bảo quản mẫu tại nhiệt độ âm sâu trong thời gian dài. 175 1 2015 Tốt
17 Nồi hấp tiệt trùng

Hãng sản xuất: ALP-Nhật

Model: MC-40DP

Sử dụng hơi nước và áp suất để tiệt trùng cho dụng cụ, hóa chất, mẫu 330 1 2015 Tốt

 

 

  1. Dịch vụ ngoài nghiên cứu và giảng dạy:

Ngoài nghiên cứu và giảng dạy, chúng tôi cũng nhận làm các dịch vụ thí nghiệm như sau:

TT Tên Giá thành (đơn vị x1000 VNĐ) Thời gian cam kết (không tính cuối tuần và ngày lễ)
Các thí nghiệm
1 Nhuộm Hematoxine và Eosin 50/mẫu (không chụp ảnh và không đọc data)

200/mẫu (có chụp ảnh và không đọc data)

500/ mẫu (có chụp ảnh và có đọc data)

Trong vòng 2 ngày đến 1 tuần tùy theo số mẫu và nhu cầu của khách hàng
2 Nhuộm Masson-Trichchrome 50/mẫu (không chụp ảnh và không đọc data)

200/mẫu (có chụp ảnh và không đọc data)

500/ mẫu (có chụp ảnh và có đọc data)

Trong vòng 2 ngày đến 1 tuần tùy theo số mẫu và nhu cầu của khách hàng
3 Nhuộm Live/Dead cell (mẫu đã cấy tế bào) 100/mẫu (có chụp ảnh và không đọc data)

200/ mẫu (có chụp ảnh và có đọc data)

Trong ngày

 

4 Nhuộm Live/Dead cell (mẫu chưa cấy tế bào) 300/mẫu (có chụp ảnh và không đọc data)

400/ mẫu (có chụp ảnh và có đọc data)

Tùy tế bào và tùy thời gian khách hàng muốn cấy
5 Toxicity test 100/mẫu 1 tuần
6 Cell proliferation (SEM) 500/ mẫu Tùy tế bào và tùy thời gian khách hàng muốn cấy
7 Phân tích protein 100/gel 10 giếng bằng phương pháp điện di protein (có chụp ảnh gel và đọc kết quả) Trong vòng 1-2 ngày
8 Phân tích biểu hiện protein / Phát hiện protein trong mẫu Chỉ nhận mẫu khi phòng thí nghiệm hoặc khách hàng có sằn kháng thể sơ cấp nhận biết protein mục tiêu

200/gel/màng đối với trường hợp khách hàng cung cấp kháng thể sơ cấp (có chụp ảnh và phân tích kết quả)

500/gel/màng khi sử dụng kháng thể sơ cấp có sẵn tại phòng thí nghiệm (có chụp ảnh và phân tích kết quả)

Trong vòng 2-3 ngày
9 Các dịch vụ thí nghiệm khác Khách hàng vui lòng liên hệ để trao đổi thêm