Chăm sóc sức khỏe bằng y tế viễn thông

0
22
Máy viễn áp (hình trái) được sử dụng để đo huyết áp và nhịp tim người dùng suốt 24 giờ. Dữ liệu đo được được tự động truyền qua mạng ADSL, Wifi hoặc 3/4G, được phân tích và lưu trữ trên một server. (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)
Máy viễn áp (hình trái) được sử dụng để đo huyết áp và nhịp tim người dùng suốt 24 giờ. Dữ liệu đo được được tự động truyền qua mạng ADSL, Wifi hoặc 3/4G, được phân tích và lưu trữ trên một server. (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)

(NLĐO) – Y tế viễn thông là một cách tiếp cận mới về quản lý bệnh nhân từ xa. Là sự kết hợp nhiều kỹ thuật tiên tiến như nano, micro, mạng lưới kết nối vạn vật, thực tế ảo, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo …

GS-TS Võ Văn Tới và nhóm cộng sự ở Khoa Kỹ thuật Y sinh – Trường ĐH Quốc Tế (ĐH Quốc Gia TP HCM) vừa nghiên cứu thành công một hệ thống viễn y bao gồm các thiết bị cá nhân, hệ thống mạng kết nối vạn vật (Internet of Things) kết nối bệnh nhân với bác sĩ qua thiết bị trên phần mềm phân tích dữ liệu, hệ thống máy tính chủ để lưu trữ dữ liệu và các bác sĩ gia đình.

Nhóm nghiên cứu đã thiết kế máy đo huyết áp và nhịp tim (được gọi là máy viễn áp), thiết lập một hệ thống viễn y kết nối bệnh nhân và bác sĩ qua máy viễn áp, được điều khiển bởi hệ thống máy chủ dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Trường hợp dữ liệu bệnh nhân vừa đo được vượt ra ngoài mức cho phép, hệ thống sẽ cảnh báo để bác sĩ xử lý. Bệnh nhân và bác sĩ từ xa được kết nối với nhau với thời gian thực qua website trên laptop hoặc app trên điện thoại di động.

Máy viễn áp (hình trái) được sử dụng để đo huyết áp và nhịp tim người dùng suốt 24 giờ. Dữ liệu đo được được tự động truyền qua mạng ADSL, Wifi hoặc 3/4G, được phân tích và lưu trữ trên một server. (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)

GS-TS Võ Văn Tới cho biết để bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân và bảo mật dữ liệu, giải pháp y tế viễn thông đã sử dụng phần mềm riêng để tạo sự kết nối tin tưởng giữa bác sĩ và bệnh nhân. Trong đó, bệnh nhân toàn quyền về dữ liệu cá nhân của mình, có thể chọn cung cấp cho bác sĩ chỉ định. Giải pháp cũng hướng đến phục vụ bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện gặp bác sĩ trực tiếp, có thể thông qua các cơ sở y tế địa phương để kết nối với cơ sở y tế tuyến trên.

Máy viễn áp (hình trái) được sử dụng để đo huyết áp và nhịp tim người dùng suốt 24 giờ. Dữ liệu đo được được tự động truyền qua mạng ADSL, Wifi hoặc 3/4G, được phân tích và lưu trữ trên một server. (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)
Máy viễn áp (hình trái) được sử dụng để đo huyết áp và nhịp tim người dùng suốt 24 giờ. Dữ liệu đo được được tự động truyền qua mạng ADSL, Wifi hoặc 3/4G, được phân tích và lưu trữ trên một server. (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)

Bước đầu giải pháp y tế viễn thông đã được sử dụng thử nghiệm tại Ban Bảo vệ và Chăm sóc Cán bộ trung cao tỉnh Bình Dương. Trên 90% bệnh nhân, bác sĩ và điều dưỡng tham gia đã đánh giá cao độ chính xác, sự hữu dụng cũng như cách dùng đơn giản và thông tin rõ ràng của giải pháp này.

Ngoài mô hình “Chăm sóc sức khỏe bằng y tế viễn thông” của Trường ĐH Quốc Tế, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM) cũng đang đẩy mạnh mục tiêu “Chuyển đổi số trong ngành y tế”. Hiện trung tâm đang có nhiều công nghệ theo hướng số hóa đáng chú ý trong lĩnh vực y tế của các trường, viện, doanh nghiệp cung ứng công nghệ ở TP HCM và cả nước.

Cụ thể: Giải pháp kiểm soát tình trạng thay đổi độ sâu trong gây mê bằng phương pháp trí tuệ nhân tạo (của Trường ĐH Y Dược TP.HCM); Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để khoanh vùng cơ quan trong xạ trị và công nghệ xạ phẫu ung thư vú (của Công ty TNHH Med-Aid Việt Nam); IoH: Hệ thống hỗ trợ thu thập và trực quan hóa chỉ số sức khỏe, ứng dụng giám sát bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ tại Khoa Sản – Bệnh viện Hùng Vương; CovidPass.vn – Hồ sơ chứng nhận an toàn Covid ứng dụng công nghệ Blockchain (Công ty Cổ phần VietnamBlockchain); Ứng dụng khám chữa bệnh từ xa trong y tế cộng đồng (Công ty Cổ phần eDoctor)…

 

Mai Chân