Tuyển sinh Thạc sĩ

1. Thông tin chung về chương trình đào tạo
2. Tổng quan
3. Đối tượng đào tạo
4. Điều kiện dự tuyển và trúng tuyển
5. Học phí, học bổng và tài trợ
6. Thông tin liên hệ
Văn bản, Quy chế

Tên ngành/chuyên ngành

- Tiếng Việt: Kỹ thuật Y Sinh (KTYS)

- Tiếng Anh: Biomedical Engineering

Tên gọi văn bằng:

  • Tiếng Việt: Thạc Sĩ Kỹ Thuật Y Sinh
  • Tiếng Anh: Master of Engineering in Biomedical Engineering

Mã số ngành đào tạo: 8520212

Thời gian đào tạo: căn cứ vào số tín chỉ ở bậc đại học, học viên sẽ được chia thành 2 nhóm đối tượng có thời gian học và số tín chỉ phải hoàn thành khác nhau:

Bảng 1 – Thời gian học và số tín chỉ

Đối tượng người học

Số tín chỉ tốt nghiệp

ở bậc đại học

Thời gian đào tạo

chính thức

Số tín chỉ phải học

Nhóm đối tượng 1 (NĐT1)

≥ 135 tín chỉ

≥ 1,5 năm

45 tín chỉ

Nhóm đối tượng 2

(NĐT2)

≥ 120 tín chỉ

2 năm

60 tín chỉ

Loại chương trình đào tạo: Chương trình nghiên cứu

Quy mô đào tạo: 10-20 học viên/năm

Hình thức đào tạo: Toàn thời gian

Ngôn ngữ giảng dạy và nghiên cứu: Tiếng Anh

Thời gian bắt đầu áp dụng quy trình này: Khóa 2019 trở về sau

Mục tiêu đào tạo: Chương trình Thạc Sĩ KTYS cung cấp các kiến thức rộng và chuyên sâu với mục tiêu mang lại cơ hội phát triển nghề nghiệp liên kết các lĩnh vực Kỹ thuật, Y dược và Sinh học. Cũng như các chương trình Thạc Sĩ hiện hữu của trường Đại học Quốc tế (ĐHQT), chương trình Thạc Sĩ KTYS cũng nhắm vào việc:

  • Đào tạo một lực lượng nhân sự có trình độ cao về lý thuyết, vững về thực hành, được trang bị cơ sở lý luận vững chắc, các kỹ năng tham gia, thực hành tiên tiến, và kỹ năng lãnh đạo nhóm hiệu quả để các sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thích nghi nhanh chóng với sự phát triển không ngừng của công nghệ cao trên thế giới và có khả năng giải quyết tốt các vấn đề kỹ thuật mới và cũ.
  • Trở thành một chương trình đào tạo có uy tín đối với các cơ sở công nghiệp tập trung trong khu vực phía Nam nhất là tại TP.HCM.
  • Có khả năng liên thông chương trình với các trường trong nước, khu vực và thế giới.
  • Đào tạo kiến thức tiên tiến và vững chắc về các ngành đã nêu
  • Dạy và học bằng tiếng Anh để giúp cho sinh viên có nền tảng ngoại ngữ tốt.

 

Chuẩn đầu ra: Học viên tốt nghiệp Thạc sĩ ngành KTYS của trường ĐHQT phải có:

  1. Năng lực giải quyết các vấn đề căn bản trong ngành KTYS
  2. Kiến thức chuyên môn sâu trong ít nhất một chuyên ngành của KTYS
  3. Khả năng thực hiện và hướng dẫn các nghiên cứu trong ngành KTYS
  4. Khả năng giao tiếp và sư phạm trong môi trường liên ngành và đa lĩnh vực
  5. Khả năng nhận thức và phê bình các công trình nghiên cứu trong ngành KTYS
  6. Kiến thức Y đức căn bản trong nghiên cứu khoa học

 

Khả năng và vị trí công tác của Thạc sĩ KTYS

Khả năng:

  • Khả năng nghiên cứu các vấn đề kỹ thuật và khoa học quan trọng.
  • Khả năng phổ biến kiến thức và công bố kết quả nghiên cứu.
  • Khả năng sáng tạo nhằm xây dựng và giải quyết các vấn đề KTYS chưa xác định hoàn toàn trong lĩnh vực chuyên môn của mình.
  • Khả năng áp dụng thiết kế quy trình một cách sáng tạo cho các vấn đề có tính chất đa ngành, đa lĩnh vực.
  • Khả năng nhận biết, định vị, thu thập và đánh giá các dữ liệu điều tra cần thiết thông qua việc thiết kế và tiến hành quan sát, tạo dựng mô hình, mô phỏng, hoặc thử nghiệm.
  • Khả năng hoạt động hiệu quả trong các nghiên cứu đa lĩnh vực và phát triển nhóm.
  • Khả năng giao tiếp hiệu quả trong vai trò là lãnh đạo của một nhóm mà trong đó các thành viên có thể có chuyên môn khác nhau và có kiến thức về quản lý dự án và kinh doanh cũng như các tác động của các giải pháp kỹ thuật vào một môi trường và bối cảnh xã hội.

Vị trí công tác:

  • Giảng viên, nghiên cứu viên trong lĩnh vực KTYS (Thiết bị Y Tế, Điện Tử Y Sinh, Vật lý Kỹ thuật Y sinh, Công nghệ Sinh học) ở các trường đại học, cao đẳng;
  • Giảng viên, nghiên cứu viên, trong các trường Đại học Y Dược ở mảng kỹ thuật dược, kỹ thuật y học, thiết bị y tế, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng;
  • Nghiên cứu viên chính, giám đốc dự án, quản đốc, giám đốc kỹ thuật, giám đốc kinh doanh ở các các công ty sản xuất chế tạo, kinh doanh thiết bị Y tế, nhà máy sản xuất thuốc trong và ngoài nước;
  • Trưởng phòng quản lý thiết bị y tế, kỹ sư lâm sàng (clinical engineer) tại các bệnh viện trong và ngoài nước.
  • Là người Việt Nam và người nước ngoài.
  • Đã tốt nghiệp đại học (có bằng Kỹ sư, Bác sĩ, Dược sĩ hoặc Cử nhân) trong hoặc ngoài nước thuộc các ngành kỹ thuật, khoa học sức khỏe và sự sống, khoa học cơ bản hay ứng dụng (xem Bảng 2). Những ngành ngoài các ngành trên sẽ do Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa quyết định
  • Tùy theo ngành học các đối tượng dự tuyển sẽ có những yêu cầu khác nhau (xem Bảng 2).

 

Bảng 2 - Nhóm các đối tượng dự thi và yêu cầu chuyển đổi

Loại ngành học

Môn học bổ túc

1

Kỹ thuật Y sinh, Vật lý Kỹ thuật Y sinh, Điện tử Y Sinh, Công nghệ sinh học, Y, Dược, Nha, Sinh học, Kỹ thuật y học.

Không phải bổ túc kiến thức

2

Điện, Điện tử, Viễn thông, Máy tính, Điều khiển Tự động, Cơ điện tử, Cơ khí, Công nghệ thông tin, Toán, Lý, Hóa, Tin học, Tâm lý học hoặc các ngành khác được Hội đồng Khoa học và Đào tạo của Khoa chấp nhận

Giới thiệu về Kỹ Thuật Y Sinh (45 tiết học)

Ghi chú: Học viên phải hoàn thành các môn học chuyển đổi trước khi tham dự kỳ thi tuyển sinh.

Điều kiện dự tuyển:

  • Người dự tuyển phải hoàn thành (đạt điểm lớn hơn 5 trên thang điểm 10) môn học bổ túc/chuyển đổi trừ trường hợp không phải bổ túc kiến thức.
  • Người dự tuyển nộp đầy đủ hồ sơ dự tuyển hợp lệ và lệ phí dự tuyển theo quy định của Hội đồng tuyển sinh Sau Đại học của trường ĐHQT theo đúng thời gian quy định.

Người dự tuyển phải dự thi đầu vào 3 môn:

  1. Môn tổng hợp (thay cho môn Cơ sở): gồm các kiến thức về Toán, Sinh thống kê và Cơ sở về KTYS (hình thức thi viết, 180 phút), bao gồm các kiến thức cơ bản và cơ sở ngành theo quy định của ĐHQG-HCM (Phụ lục 1). Đề thi sẽ được soạn thảo bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Người dự tuyển được quyền lựa chọn một trong hai ngôn ngữ trên để làm bài (nhưng chỉ được chọn một ngôn ngữ thống nhất trong toàn bộ bài thi).
  2. Môn phỏng vấn (thay cho môn Cơ bản): Nếu người dự tuyển là người nước ngoài thì họ sẽ được phỏng vấn bằng tiếng Anh. Nếu người dự tuyển tốt nghiệp chương trình đào tạo đại học bằng tiếng Việt hay tiếng Anh thì họ sẽ được phỏng vấn bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Nội dung cuộc phỏng vấn nhắm vào sự hiểu biết/kinh nghiệm của thí sinh về KTYS, vai trò của KTYS, hiện trạng phát triển của ngành ở Việt Nam, động cơ và định hướng nghề nghiệp (Phụ lục 1).
  3. Môn Anh văn: theo quy định của trường ĐHQT (Quyết định 355/QĐ- ĐHQT-ĐTSĐH) về môn Tiếng Anh cho chương trình đào tạo sau đại : IELTS ³0; TOEFL iBT ³ 61 hoặc B2.2-VNU-EPT10 ³ 276.

 

Điều kiện trúng tuyển

  • Người dự tuyển phải đạt tất cả các môn thi từ 5 điểm trở lên (theo thang điểm 10) và phải đạt điểm từ 50 trở lên trên thang điểm 100 đối với các môn ngoại ngữ (trừ trường hợp được miễn thi môn ngoại ngữ).
  • Việc xét trúng tuyển sẽ được thực hiện theo chỉ tiêu đào tạo từng năm.

Điều kiện tuyển thẳng:

Tuân theo quy chế Quy chế đào tạo trình độ Thạc Sĩ theo quyết định số 01/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 05/01/2009 và quyết định 160/QĐ-ĐHQG-ĐH&SĐH ngày 24/03/2017 của Giám đốc ĐHQG-HCM. Người dự tuyển được xem xét tuyển thẳng nếu đạt một trong các điều kiện sau đây:

  1. Sinh viên tốt nghiệp đại học hệ chính quy loại giỏi trở lên thuộc ngành KTYS, Vật lý Kỹ thuật Y sinh, Điện tử Y Sinh và có kết quả rèn luyện cuối khóa xếp từ loại khá trở lên (trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp)
  2. Sinh viên tốt nghiệp đại học hệ thuộc chương trình Kỹ sư chất lượng cao Việt – Pháp, chương trình Kỹ Sư, chương trình đạt AUN-QA hay ABET hay Cử nhân tài năng thuộc các ngành: KTYS, Vật lý Kỹ thuật Y sinh, Điện tử Y Sinh loại khá trở lên và có kết quả rèn luyện cuối khóa xếp từ loại khá trở lên, trong đó điểm trung bình tích lũy từ 7,5 điểm trở lên (trong vòng 12 tháng sau khi tốt nghiệp).

Ghi chú:

  1. Số lượng người được tuyển thẳng không được vượt quá 20% tổng chỉ tiêu đào tạo Thạc Sĩ KTYS trong năm của trường ĐHQT.
  2. Việc thi/miễn ngoại ngữ sẽ theo quy định của ĐHQG-HCM.

Mức học bổng

Học viên được miễn giảm học phí cho toàn khóa học tại trường Đại học Quốc tế (ĐHQT) (không bao gồm khóa Bridging program) theo một ừong ba mức sau:

  • Mức 1 - Miễn 100% học phí toàn khóa học
  • Mức 2 - Miễn 50% học phí toàn khóa học.
  • Mức 3 - Miễn 25% học phí toàn khóa học.

Điều kiện nhận học bổng: có hai hình thức xem xét học bổng tuyển sinh dành cho học viên xét tuyển và học viên trải qua kỳ thi tuyển sinh:

Dựa vào xếp loại tốt nghiệp Đại học (dành cho học viên xét tuyển): học viên tốt nghiệp Đại học trong vòng 12 tháng tính từ ngày tốt nghiệp đến ngày nộp hồ sơ

Mức

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Đối tượng

Học viên tốt nghiệp Trường Đại học Quốc tế (ĐHQG-HCM) và học viên người nước ngoài.

Tất cả học viên được xét tuyển.

Tất cả học viên được xét tuyển.

Điều kiện

Kết quả tốt nghiệp Đại học từ loại Xuất sắc (GPA > 90) trở lên hoặc tốt nghiệp đạt huy chương vàng/bạc, cam kết làm nghiên cứu khoa học và trợ giảng theo sự phân công của Khoa/Bộ môn.

Học viên tốt nghiệp Trường Đại học Quốc tế (ĐHQG-HCM) và học viên người nước ngoài: GPA> 80.

Học viên tốt nghiệp các Trường Đại học khác: GPA>90.

Cam kết làm nghiên cứu khoa học và ừợ giảng theo sự phân công của Khoa/Bộ môn.

Kết quả tốt nghiệp Đại học loại Giỏi trở lên: GPA > 80, cam kết làm nghiên cửu khoa học hoặc trợ giảng hoặc các công tác theo sự phân công của Khoa/Bộ môn.

 

Dựa vào kết quả kỳ thi tuyển sinh Sau đại học (dành cho học viên thi tuyển):

Học viên có thể được xét học bổng dựa vào kết quả kỳ thi tuyển sinh Sau đại học.

Mức

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Đối với các ngành kỹ thuật - công nghệ (Quản lý Công nghệ Thông tin, Kỹ thuật Điện tử, Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Kỹ thuật Y Sinh, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Thực phẩm, Toán ứng dụng):

Đối tượng

20% học viên có kết quả tuyển sinh cao nhất.

25% số học viên còn lại có kết quả tuyển sinh cao tiếp theo.

25% số học viên còn lại có kết quả tuyển sinh cao tiếp theo.

Điều kiện

Cam kết làm nghiên cứu khoa học và trợ giảng theo sự phân công của Khoa/Bộ môn.

Cam kết làm nghiên cứu khoa học vả trợ giảng theo sự phân công của Khoa/Bộ môn.

Cam kết làm nghiên cứu khoa học và trợ giảng theo sự phân công của Khoa/Bộ môn.

Điều kiện duy trì học bổng: Học viên nhận học bổng sẽ được xem xét lại từng học kỳ, để duy trì học bổng, học viên cần đạt:

  • GPA của từng học kỳ > 75/100, trong đó không có môn nào < 55/100, áp dụng cho tất cả các ngành đào tạo và các mức học bổng nêu trên.
  • Học viên cần đảm báo các yêu cầu về thời gian công tác và kết quả nghiên cứu khoa học như sau:

 

Mức

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Điều kiện

+ Làm việc tại Khoa/Bộ môn tối thiểu 20 giờ/tuần. + Được Khoa/Bộ môn xác nhận Đạt trong công tác nghiên cứu khoa học.

+ Làm trợ giảng 02 môn học Đại học/ học kỳ.

+ Học đúng tiến độ.

+ Làm việc tại Khoa/Bộ môn tối thiểu 12 giờ/tuần.

+ Được Khoa/Bộ môn xác nhận Đạt trong công tác nghiên cứu khoa học.

+ Làm trợ giảng 01 môn học Đại học/ học kỳ.

+ Học đúng tiến độ.

> Đối vói các ngành kỹ thuật - công nghệ:

+ Làm việc tại Khoa/Bộ môn tối thiểu 08 giờ/tuần.

+ Làm trợ giảng môn học Đại học/ học kỳ.

+ Học đúng tiến độ.

  • Học viên không hoàn thành nhiệm vụ nêu trên sẽ được yêu cầu hoàn trả học bổng theo quy định của Trường ĐHQT.

Khoa Kỹ thuật Y Sinh: Điện thoại: 028 3724 4207 – Nội bộ: 3236

Thư kí học vụ: Ms. Nguyễn Thị Thuỳ Khanh, nttkhanh@hcmiu.edu.vn

hoặc Phó Trưởng Khoa phụ trách đào tạo: TS. Vòng Bính Long, vblong@hcmiu.edu.vn