Blog Trang 23

TBYT Viễn Thông của BM trong “Triển lãm giới thiệu sản phẩm sáng tạo và kết nối doanh nghiệp–ĐHQG 

TBYT Viễn Thông của BM trong “Triển lãm giới thiệu sản phẩm sáng tạo và kết nối doanh nghiệp–ĐHQG 

Máy đo viễn áp, sản phẩm xe lăn điện thông minh, trạm quan trắc khí tượng tự động ứng dụng công nghệ mạng cảm biến không dây… là 3 trong số những công trình tiêu biểu của Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG – TPHCM thu hút sự quan tâm của đông đảo người tham dự trong “Triển lãm giới thiệu sản phẩm sáng tạo và kết nối doanh nghiệp – Đại học Quốc gia TP. HCM”.

Hưởng ứng chào mừng ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 hàng năm, đồng thời hướng đến kỷ niệm 20 năm thành lập ĐHQG-TPHCM, sáng ngày 16/5/2014, tại trường ĐH Bách Khoa TP. HCM cơ sở 268 Lý Thường Kiệt, quận 10, TP. HCM đã diễn ra buổi “Triển lãm giới thiệu sản phẩm sáng tạo và kết nối doanh nghiệp – Đại học Quốc gia TPHCM” với hơn 40 gian hàng của nhiều đơn vị, và hơn 130 sản phẩm trải khắp trên 5 nhóm lĩnh vực: Khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kỹ thuật và công nghệ, nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng.

Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG – TPHCM cũng đồng hành cùng chương trình triển lãm tại gian hàng số 37, 38, 39 và 40. Trong dịp này, Nhà trường giới thiệu các sản phẩm khoa học sáng tạo, các mô hình và quy trình NCKH có tính ứng dụng cao do các nhà khoa học, cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường nghiên cứu và hợp tác thực hiện.

VHDN-TrienlamKhoahocDHQT-3

TS. Nguyễn Văn Chung – Phó Hiệu trưởng nhà trường – thứ 4 từ trái sang cùng các thầy cô Trường Đại học Quốc tế – ĐHQG HCM tham gia tại buổi Triển lãm

Một số sản phẩm và mô hình tiêu biểu của trường Đại học Quốc tế tham gia triển lãm bao gồm:

Bộ môn Kỹ thuật Y sinh: Các thiết bị y tế tiên tiến được thiết kế và chế tạo tại Bộ môn như xe lăn điện thông minh, máy viễn áp, máy điện tim viễn thông, máy đo oxy SPO2, hệ thống hô hấp ký…

VHDN-TrienlamKhoahocDHQT-2

Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân đến tham quan gian hàng triển lãm của Đại học Quốc tế – ĐHQG HCM và sử dụng thử máy đo viễn áp của Bộ môn Kỹ Thuật Y sinh – Đại học Quốc tế 

VHDN-TrienlamKhoahocDHQT-4

Sản phẩm xe lăn điện thông minh của Bộ môn Kỹ thuật Y sinh – Đại học Quốc tế – ĐHQG HCM

Khoa Công nghệ Sinh học: Nghiên cứu vi tảo biển; Quy trình sản xuất phân tử trị ung thư từ nấm mốc, tetrodotoxin từ vi sinh vật ở cá nóc; Quy trình sử dụng đất sét Lâm Đồng biến tính để tinh chế hỗn hợp sản phẩm diesel sinh học theo phương pháp rửa khô; Hệ thống ương, nuôi cá biển năng suất cao SMART; Quy trình công nghệ sản xuất tá dược dạng tinh bột nano…

VHDN-TrienlamKhoahocDHQT-5

Máy đo oxy SPO2

Khoa Điện tử Viễn thông: Mô hình 3D xây dựng hình ảnh ra-đa góc mở rộng; Hệ thống nhận dạng chuyển động dùng Microsoft Kinect và Matlab; Phòng hấp thụ; Trạm quan trắc Khí tượng tự động.

VHDN-TrienlamKhoahocDHQT-1

Sinh viên tham quan tìm hiểu về Trạm quan trắc khí tượng tự động ứng dụng công nghệ mạng cảm biến không dây thông suốt của Khoa Điện tử Viễn thông – Đại học Quốc tế – ĐHQG HCM.

Khoa Công nghệ thông tin: Giao thức điều khiển tắc nghẽn đa đường m-Reno

Bộ môn Anh: Phần mềm đánh giá văn bản học thuật tiếng Anh

Khoa Quản trị Kinh doanh: Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi thuần của các ngân hàng thương mại Việt Nam; Năng suất và hiệu quả của hệ thống ngân hàng Việt Nam; Chỉ số tín nhiệm Việt Nam 2013; Định lượng quy trình cấu trúc phân tích chọn công nghệ xử lý nước ở vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long…

Ngay từ khi thành lập, trường ĐH Quốc tế – ĐHQG TP. HCM đã đề ra và thực hiện những chính sách khuyến khích nghiên cứu khoa học, tạo được một môi trường giảng dạy và nghiên cứu khoa học chất lượng, đầu tư cơ sở vật chất, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh nhằm củng cố, tăng cường và đa dạng hóa thực hiện các công trình khoa học sáng tạo nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề cấp bách của xã hội, phát triển kinh tế của địa phương và cả nước. Đặc biệt, chú trọng hướng nghiên cứu ứng dụng về Điều khiển giao thông bằng hệ thống viễn thông, thiết lập hệ thống quản lý ô nhiễm môi trường nước, nghiên cứu biến đổi khí hậu. Trường vinh dự đạt được những thành tựu ban đầu về KHCN: giải thưởng Đơn vị nghiên cứu, Đơn vị chuyển giao công nghệ của năm,…

Triển lãm lần này không những mang ý nghĩa khoa học mà còn là dịp ghi nhận, khuyến khích động viên để tạo động lực tiến xa hơn trong hoạt động nghiên cứu, hợp tác và ứng dụng của cán bộ, giảng viên, sinh viên trường Đại học Quốc tế nói riêng và toàn xã hội nói chung.

Trường Đại học Quốc tế là một trong sáu trường đại học thành viên trực thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập vào tháng 12 năm 2003. Đây là trường đại học công lập đa ngành đầu tiên và duy nhất hiện nay tại Việt Nam sử dụng hoàn toàn tiếng Anh trong công tác đào tạo giảng dạy và nghiên cứu.

Hiện nay, Nhà trường đang đào tạo hệ chính quy bậc đại học và sau đại học. Nhà trường tập trung đào tạo các ngành học thuộc lĩnh vực mũi nhọn như như kinh tế, quản lý, kỹ thuật công nghệ. Mô hình hoạt động của trường được xây dựng hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế về đội ngũ giảng viên, giáo trình, chương trình học có định hướng và liên thông với các trường đại học có thứ hạng cao ở các nước trên thế giới như Hoa Kỳ, Châu Âu và khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Mục tiêu của Trường Đại học Quốc tế là trở thành một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu tại Việt Nam và trong khu vực, có khả năng đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng được nhu cầu phát triển và hội nhập của đất nước.

 

 

 

Vũ Cát Tường: Nhìn 15 triệu đồng mẹ vay, tôi hứa liều 

Vũ Cát Tường: Nhìn 15 triệu đồng mẹ vay, tôi hứa liều 

Ít người biết rằng Vũ Cát Tường – cô học trò cưng của huấn luyện viên Hồng Nhung tại The Voice mùa thứ hai – lại sắp tốt nghiệp đại học với bằng kỹ sư ngành Kỹ thuật y sinh, trường ĐH Quốc tế – ĐH Quốc gia TP.HCM.

Thậm chí, nghệ sĩ trẻ này còn có học bổng toàn phần trong suốt những năm học vừa qua.

Học để giành cơ hội cho người tốt nhất

Một Cát Tường nghệ sĩ liên quan gì với Cát Tường của thế giới bệnh viện, bệnh nhân nhỉ?

– Xin được nói trước rằng tôi thích ngành y, chọn học ngành y nhưng tôi không thích trở thành bác sĩ đâu nhé.

Ngay từ năm lớp 11 tôi đã bắt đầu chọn ngành nghề trong tương lai cho mình. Tôi thích y, dược, nhưng lại không thích làm bác sĩ, không thích vào trường y vì thời gian học tới 7, 8 năm, lâu quá vì tôi cũng đồng thời muốn theo đuổi cả âm nhạc.

Rồi cuối cùng tôi tìm được ngành kỹ thuật y sinh. Ngành học này đáp ứng được cả về mặt thời gian – học 4 năm, vẫn được tiếp xúc với bác sĩ, bệnh nhân, làm việc ở bệnh việc, vẫn đọc sách, nghiên cứu…. đúng sở thích, nên tôi chọn học.

“Nhất y nhì dược…” – Yếu tố ngành hot có đóng vai trò trong quyết định chọn ngành của Cát Tường không?

– Tại thời điểm tôi chọn đây không phải là ngành hot.

Nhưng tôi quan niệm rằng, học tập giống như một chuyến đi, biết mình đang làm gì, điều đó sẽ đưa đến đâu, thì ta sẽ đến đó.

Từ kinh nghiệm của bản thân, và từ bạn bè, Tường cho rằng học sinh phổ thông nên định hướng ngành nghề như thế nào? Vai trò của giáo viên phổ thông với định hướng nghề nghiệp cho học sinh?

– Theo tôi, vai trò của giáo viên chiếm 20%, 30% dành cho gia đình, và 50% do tính cách của mình. Quan trọng nhất là bản thân. Các bạn phải chủ động đi hỏi người này người kia để chắc chắn sự lựa chọn. Không ai sống hộ cuộc sống của mình.

Phải biết mình là ai mới chọn được ngành nghề phù hợp. Lớp 11, 12 chưa đủ hiểu biết để biết mình nên cần một người lắng nghe, khuyên bảo nhưng vẫn tôn trọng ý kiến của mình. Với tôi người đó là mẹ. Tôi nói với mẹ tại sao muốn chọn, lý do chọn ngành học đó. Mẹ thấy tôi có sự tìm hiểu về ngành đó sẽ tin và đồng ý. “Cứ làm gì con thấy hạnh phúc” – đó là lời của mẹ mà tôi luôn nhớ.

Nhưng tôi thấy rằng, thậm chí khi đã chọn ngành, năm thứ nhất, thứ hai có khi còn chưa chắc chắn đã hiểu mình có hợp với ngành đó hay không.

Tôi đúc kết lại, ngành nào cũng có cái hay nếu học tới nơi tới chốn. Thậm chí cả khi không biết cuối con đường là gì.

Và đã chọn thì bỏ suy nghĩ có học hay không. Mà hãy học để giành lấy cơ hội cho người tốt nhất.

Tôi hứa trước 15 triệu đồng mẹ vay

– Khi tôi nhập học, mẹ phải đi vay tiền khắp nơi. Vào học kỳ I mà chưa biết tiền đâu để đóng học kỳ II.

Tôi nhớ rất rõ ngày mẹ cầm về xấp tiền đủ loại vì vay mượn. Tôi đã bật hứa với mẹ rằng chỉ cần lo tiền học tôi trong năm nay thôi.

Lúc đó hứa liều vì không biết trước mắt như thế nào. Nhưng rồi lần nộp tiền học đầu tiên đó cũng là lần duy nhất. Sau đó, tôi đã có được học bổng toàn phần.

Tôi thấy rằng, nếu thực sự mong muốn, khao khát thì sẽ làm được.

Còn sự khao khát dành cho âm nhạc thì ở mức độ nào?

– Tôi từng rất do dự giữa âm nhạc và khoa học. Đã có lúc định từ bỏ khoa học, nhưng khi đọc sách lại bị cuốn theo nên… không bỏ được.

Cho đến lúc tôi phải chấp nhận là cả hai đều quan trọng.

Dịp tết vừa qua, tôi “đóng cửa luyện công” một tháng trời, để tự trả lời chân thật nhất những câu hỏi mình muốn gì? mình là ai?

Và câu trả lời vẫn là tôi vẫn muốn mình trở thành một kỹ sư, đồng thời là một ca sĩ, nhạc sĩ. Nhưng về lâu dài, tôi thấy mình phù hợp với âm nhạc hơn, với mong muốn lớn nhất là được tiếp tục đi du học về âm nhạc.

Với khả năng sáng tác những ca từ như “Ngày dài mưa phùn/ Nắng gió tiêu điều/ Quanh đây đâu đâu mây lặng bay/ Ngoài trời khung cửa/ Trắng xoá lối đi …”, hay “Khi, cơn mưa cuốn hết nỗi đau ấy/ Khi, cầu vồng lên sau cơn bão giông/ Anh sẽ đi qua yêu thương/ Không còn vấn vương…”, Cát Tường có phải là học sinh giỏi văn?

– Nói ra thì ngượng, nhưng hồi ở phổ thông, giờ văn tôi toàn ngủ. Tôi học ban A, toán lý hóa, nhưng thi văn lúc nào cũng đạt điểm cao.

Lý do lúc thì… trúng tủ, còn với dạng văn nghị luận tôi chỉ… “chém gió”. Khả năng này tôi thừa hưởng từ ba, vốn là giảng viên luật. Từ ngữ tôi thừa hưởng từ ba, còn lối suy nghĩ là từ mẹ.

Nhân nhắc tới ba, thì dường như câu chuyện về ba của Cát Tường là một câu chuyện buồn. Chị có thể mở lòng hơn về việc này?

– Tôi mới gặp lại ba sau 3 năm.

Trước đây, tôi nuôi hy vọng gặp lại ba khi đã thành công, với những nuối tiếc, oán hận trong lòng. Nhưng khi lớn hơn rồi, đã hiểu chuyện, thì cuộc gặp vừa qua chỉ còn niềm vui.

Ba, và tôi cũng giống ba, là người kỹ tính. Khi đã quyết định, thì có nghĩa đó là quyết định cuối cùng.

Người lớn có lý do của họ, mình chỉ có thể nói rằng thì ra phải như vậy, không thể khác được. Mà khác đi chưa chắc mình đã được như hôm nay.

Có bài học nào Tường rút ra được từ câu chuyện của gia đình mình?

– Đó là sự khiêm tốn từ ba, nghị lực từ mẹ và sự vị tha – tôi rút ra cho bản thân.

Xin cảm ơn và chúc Cát Tường đạt được những dự định của mình.

Chi Mai thực hiện

 

 

 

BME Newsletter Tháng Tám, 2014

 

Inernational university signs deal with US firm 

 

Inernational university signs deal with US firm 

HCM CITY(VNS)— US company National Instruments yesterday signed an agreement with the HCM City-based International University s biomedical engineering department to provide hardware and software and training for its faculty.

Professor Vo Van Toi, the department s chair, said the tie-up would help the department acquire the world s most advanced educational laboratory tools.

This would enable teachers, students, and researchers to accelerate learning and innovation in all aspects of biomedical engineering from research and development and design to application of medical devices.

This could contribute to improving healthcare diagnosis and treatment in Viet Nam, he added.

The university was the first in Viet Nam to offer an accredited degree in bio-medical engineering.-VNS

 

 

 

Sáng chế vì sức khỏe con người

“Bác sĩ” di động

Giáo sư – tiến sĩ Võ Văn Tới – Trưởng khoa kỹ thuật y sinh, cùng các cộng sự đã thiết kế thành công máy viễn áp dùng đo huyết áp và nhịp tim từ xa. Sản phẩm này đã đoạt cúp vàng tại Chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam 2012 do Bộ Khoa học – Công nghệ tổ chức tại Hà Nội tháng 9.2012.

news04.JPG

Đo huyết áp bằng máy viễn áp đã được sử dụng trong thực tế – Ảnh: H.A

Với thiết kế đơn giản và nhỏ gọn, máy viễn áp rất dễ sử dụng với người bệnh. Đặc biệt, máy này có thể kết nối trực tiếp với bệnh viện hoặc bác sĩ riêng để chăm sóc sức khỏe từ xa. Bác sĩ có thể theo dõi diễn tiến trực tiếp từ xa để tư vấn cho bệnh nhân. Máy sẽ tự động làm các thao tác để đo huyết áp và nhịp tim của bệnh nhân. Trong trường hợp dữ liệu bệnh nhân vừa đo vượt mức cho phép, hệ thống sẽ cảnh báo các bác sĩ để họ tức thời cứu xét. Một máy viễn áp có thể sử dụng cho nhiều bệnh nhân.

Chúng tôi mong muốn tạo ra một thiết bị y tế chăm sóc sức khỏe con người, giảm tải cho bệnh viện và góp phần vào mục tiêu hạn chế nhập khẩu thiết bị y tế mà chính phủ đề ra

Giáo sư – tiến sĩ Võ Văn Tới

Giáo sư Tới cho biết: “Điểm ưu việt của thiết bị y tế này chính là kết nối bệnh nhân với bác sĩ từ xa. Bệnh nhân có thể tự kiểm soát tình trạng sức khỏe của mình, đặc biệt được chăm sóc trực tiếp và tức thời như luôn có bác sĩ bên cạnh”.

Nói về căn nguyên của đề tài nghiên cứu, Giáo sư Tới chia sẻ: “Theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam có hơn 12 triệu người có những bệnh liên quan đến tim mạch cần được giám sát. Cứ 4 người Việt Nam trưởng thành thì có một người bị cao huyết áp, và trên 50% trong số này không biết mình bị bệnh. Thêm vào đó, bệnh viện quá tải, luôn thiếu các chuyên gia y khoa và kỹ thuật. Chúng tôi mong muốn tạo ra một thiết bị y tế chăm sóc sức khỏe con người, giảm tải cho bệnh viện và góp phần vào mục tiêu hạn chế nhập khẩu thiết bị y tế mà chính phủ đề ra”.

Đây là đề tài nghiên cứu thuộc chương trình trọng điểm của ĐH Quốc gia TP.HCM, đã được thử nghiệm lâm sàng tại một số bệnh viện và sẽ phối hợp với Công ty Digisensor (Khu công nghệ cao TP.HCM) tái thiết kế và sản xuất.

Xe lăn thông minh và thuốc trị tiểu đường từ cỏ

Đề tài xe lăn điện thông minh của khoa kỹ thuật y sinh do tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải làm chủ nhiệm, cũng là một chế tạo được nhận cúp vàng tại Chợ công nghệ và thiết bị quốc tế Việt Nam 2012. Khác với loại xe lăn thông thường, phương tiện này được thiết kế dành riêng cho người tàn tật không thể sử dụng chân và tay để di chuyển bằng xe lăn không động cơ. Loại xe này được trang bị một camera nổi để nhận diện các vật cản, cùng một hệ thống máy vi tính để xử lý hình ảnh nhận được và điều khiển xe lăn tự động tránh các vật cản. Bên cạnh đó, xe còn được trang bị thêm nón dựa trên cảm biến gia tốc. Khi người sử dụng đội nón này, các cử động của họ (nghiêng phải, trái, quay trước, sau) đều được dùng để điều khiển xe lăn theo hướng tương ứng.

Thuốc điều trị tiểu đường từ cỏ sữa (một loại cỏ phân bố ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới ẩm; ra hoa quanh năm) là kết quả nghiên cứu bước đầu về lĩnh vực công nghệ sinh học dược do tiến sĩ Hoàng Lê Sơn cùng các cộng sự thực hiện.

Đề tài nghiên cứu này đã được thử nghiệm thành công trên mô hình chuột tiểu đường. Theo đó, kết quả cho thấy chiết xuất cỏ sữa lá nhỏ có thể làm giảm đường huyết từ 43,8 – 48% ở mô hình chuột tiểu đường. Tiến sĩ Sơn cho biết chiết xuất này có tiềm năng rất lớn trong việc điều trị tiểu đường ở người và thời gian tới sẽ tiến hành các thử nghiệm lâm sàng.

 

 

 

Đại học Quốc tế TP.HCM: Công bố kết quả hai đề tài khoa học ứng dụng

Đại học Quốc tế TP.HCM: Công bố kết quả hai đề tài khoa học ứng dụng

SGTT.VN – Ngày 28.2, trường đại học Quốc tế – đại học Quốc gia TP.HCM đã tổ chức hội thảo công bố kết quả nghiên cứu khoa học trên hai lĩnh vực công nghệ sinh học dược và kỹ thuật y sinh.

TS Hoàng Lê Sơn trình bày nội dung nghiên cứu thuốc chữa bệnh tiểu đường từ cây cỏ sữa. Ảnh:N.Th

Ở lĩnh vực công nghệ sinh học dược, nhóm nghiên cứu của TS Hoàng Lê Sơn và TS Lê Thị Lý (khoa công nghệ sinh học) đã trình bày “Kết quả ban đầu nghiên cứu thuốc trị bệnh tiểu đường từ cây cỏ sữa”, bước đầu đánh giá hoạt tính hạ đường huyết của cây cỏ sữa lá nhỏ trong việc điều trị một căn bệnh đang có xu hướng gia tăng. Theo kết quả nghiên cứu, chiếc xuất của cỏ sữa lá nhỏ có thể làm giảm đường huyết tới 48% ở chuột tiểu đường gây ra bằng STZ/NAD (Streptozotocin và Nicotinamide), và 43,8% ở chuột tiểu đường gây ra bởi Monosodium glutamate (bột ngọt). Nghiên cứu chỉ ra tiềm năng lớn trong việc điều trị bệnh tiểu đường ở nước ta, trong việc kết hợp giữa đông và tây y. Trong quá trình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu ứng dụng những phương pháp hiện đại nhằm rút ngắn thời gian chế tạo thuốc và giá thành sản xuất so với mẫu chứng và thuốc điều trị tiểu đường hiện hành.

GS.TS Võ Văn Tới, trưởng bộ môn kỹ thuật y sinh, thay mặt nhóm nghiên cứu trình bày đề tài “Thiết kế máy đo huyết áp và nhịp tim viễn thông (máy viễn áp)”. Thông qua phần mềm kết nối máy đo với một server chủ quản lý dữ liệu đến văn phòng bác sĩ, bệnh viện, hệ thống máy này giúp các bác sĩ thường xuyên theo dõi tình trạng bệnh nhân của mình từ xa để có những phản hồi kịp thời đến người bệnh trong quá trình theo dõi điều trị.

Theo PGS.TS Hồ Thanh Phong, hiệu trưởng trường đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP.HCM, kể từ khi thành lập nhà trường đã đầu tư 141 đề tài nghiên cứu khoa học các cấp với tổng kinh phí 20 tỉ đồng. Đặc biệt, quỹ Khoa học và công nghệ quốc gia Nafosted đã tài trợ cho trường 19 đề tài nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên trong hai năm (2011 – 2012) với tổng kinh phí khoảng 14 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ cao so với các đơn vị khác ở phía Nam. Riêng hai khoa công nghệ sinh học và kỹ thuật y sinh là hai lĩnh vực khá mạnh của nhà trường, tập trung nhiều nhà khoa học có tâm huyết, nhiều nghiên cứu đã mở ra hướng hợp tác với nhà sản xuất để phát triển sản phẩm phục vụ xã hội như dược, thiết bị y tế và bảo tồn giống…

Các nhà khoa học biểu diễn ứng dụng thực tế máy viễn áp tại hội thảo. Ảnh: N.Th

Như Thuần

 

 

Phần mềm quản lý bệnh vẹo cột sống

Phần mềm quản lý bệnh vẹo cột sốngalt

alt

Phần mềm giúp các bác sĩ chấn thương chỉnh hình trong việc theo dõi và điều trị bệnh vẹo cột sống, kể cả việc điều trị bằng phẫu thuật. Phần mềm có thể đo độ cong (cobb angle), độ cứng (rigidity) cũng như đô lệch ngang (horizontal shift) của cột sống

 

Phát triển kỹ thuật y sinh sẽ giúp giảm chi phí nhập khẩu thiết bị y tế

Ông Chandrn Nair và GS.TS Võ Văn Tới

Vừa qua, National In struments (NI), công ty hàng đầu thế giới về công nghệ và trường ĐH Quốc tế (IU) – ĐH Quốc gia TPHCM đã ký kết hợp tác đưa công nghệ hàng đầu vào giáo dục Kỹ thuật Y sinh tại Việt Nam. Tại buổi gặp mặt giữa NI và UI, ông Chandran Nair, Giám đốc điều hành NI tại TPHCM đã trả lời phỏng vấn báo Công Thương.

CôngThương – Ông vui lòng cho vài nhận xét đánh giá về nền kỹ thuật Y sinh (KTYS ) ở Việt Nam?

KTYS  là một lĩnh vực đa ngành, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến vào việc tạo ra  các phương pháp nghiên cứu và thiết bị y tế, phục vụ cho sức khỏe cũng như giúp hiểu biết sâu hơn về các tiến trình sinh học của con người. Những sản phẩm của ngành này bao gồm máy CT-scanner, X-quang, điện tâm đồ, nội soi, bộ phận nhân tạo trong cơ thể người, vật liệu sinh học…

Hàng năm Việt Nam nhập khẩu khoảng 200 triệu USD về các thiết bị y tế nói chung. Và mỗi năm con số này lại tăng thêm 10%. Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu phấn đấu tăng sản xuất nội địa các thiết bị y tế lên 60% nhưng năm 2010 các bạn chỉ đạt 20%. Có thể nói Việt Nam là một thị trường có nhu cầu nhập khẩu các thiết bị y tế rất lớn. Trên thế giới KTYS là một ngành phổ biết nhưng ở Việt Nam lĩnh vực này còn rất mới mẻ.

Mục tiêu của dự án hợp tác giữa NI với IU là gì thưa ông?

Nhu cầu về thiết kế, thử nghiệm và các hệ thống điều khiển phức tạp tại Việt Nam đã tăng một cách đáng kể trong những năm qua. Ngành  y sinh Việt Nam mới được đưa vào nghiên cứu đào tạo vài năm nay, được mở tại trường Đại học Quốc tế (IU) khoảng bốn năm, tôi đánh giá cao sự tìm tòi và nghiên cứu cùng những thành quả đạt được trong việc giúp sinh viên tiếp cận với các công cụ giáo dục tiên tiến,  sử dụng thuận lợi các cảm biến sinh học cho nghiên cứu và thiết kế các thiết bị ý tế mới. Cùng với sự cần thiết của việc phát triển ngành KTYS tại Việt Nam, chiến lược cốt lõi của NI là đào tạo và tạo điều kiện cho các thế hệ kỹ sư và nhà khoa học của ngành KTYS, chúng tôi rất vui mừng và tin tưởng vào việc đóng góp vào các nghiên cứu đột phá trong KTYS tại Việt Nam trong tương lai, thông qua dự án hợp tác trên.

Những đóng góp của NI đối với việc phát triển nền KTYS Việt Nam là gì, thưa ông?

Mục tiêu lâu dài của chúng tôi trong lĩnh vực KTYS  y tế tại Việt Nam là hỗ trợ và nâng cao chất lượng cho ngành Giáo dục và Đào tạo Kỹ thuật Y Sinh học ở Việt Nam. Bao gồm hướng dẫn kỹ thuật, giúp các giảng viên và sinh viên tiếp cận với các công cụ giáo dục tiên tiến cho nghiên cứu và thiết kế các thiết bị y tế mới. Về lâu dài dự án sẽ giúp nâng cao hiệu quả phục vụ cộng đồng, và đặc biệt là hướng tới đông đảo người dân, với mục tiêu giảm giá thành của quá trình sản xuất ra các sản phẩm y tế, thông qua đó giảm chi phí cho dịch vụ y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng.  Đây chính là lí do NI sẽ chính thức hợp tác với Khoa Kỹ thuật Y Sinh của trường Đại học Quốc tế trực thuộc Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (BME – HCMIU).

Xin cảm ơn ông!

GS.TS Võ Văn Tới, trưởng Bộ môn Kỹ Thuật Y sinh trường Đại học Quốc tế (IU), ĐHQG TPHCM.

Hàng năm chúng ta phải nhập các thiết bị y tế từ chuyên sâu, tối tân đến các thiết bị đơn giản, hoặc nếu có sản xuất thì cũng chỉ là mua đi bán lại, lắp ráp từ các thị trường như Đài Loan, Malaysia, Thái Lan. Thậm chí có thể từ Campuchia, Lào trong tương lai nếu chúng ta không làm gì ngay bây giờ. Trong khi việc tạo ra các sản phẩm y tế như thế hoàn toàn nằm trong tầm tay của chúng ta. Bằng chứng sau 2, 3 năm chúng tôi đã nghiên cứu và cho ra đời các sản phẩm mang tính ứng dụng cao trong việc phát triển nền y tế viễn thông, giúp người bệnh dễ dàng tự theo dõi sức khỏa của mình tại nhà, thông qua các sản phẩm y tế như: máy đo nhịp tim, máy đo huyết áp, máy đo hoạt động của phổi, xe lăn điều khiển không cần dùng tay, chân cho người tàn tật…

Phạm Thủy