Blog Trang 9

WEBINAR ROAD TO BME – ĐỊNH HƯỚNG THIẾT BỊ Y TẾ – 23/07/2021

ROAD TO BME – Chuỗi webinar nhằm giới thiệu cho các bạn sinh viên những định hướng chuyên ngành trong ngành Kỹ Thuật Y Sinh được tổ chức online thông qua nền tảng Zoom. ? Fanpage Đoàn Hội Khoa Kỹ Thuật Y Sinh – ĐH Quốc Tế TP.HCM: https://www.facebook.com/iubmevietnam ? Fanpage Khoa Kỹ Thuật Y Sinh – ĐH Quốc Tế TP.HCM: https://www.facebook.com/HCMIUBME

Applications for MBI PhD Training Programme (August 2022/2023) now open

Dear All,

Mechanobiology Institute, National University of Singapore is accepting applications for its PhD Training Programme for the August, Academic Year 2022/2023 intake.

The application deadline is 15th January 2022.

Please refer to the below flyer for more details:

Useful Links and Information

Graduate Programme Brochure: https://www.mbi.nus.edu.sg/wp-content/uploads/2021/03/2021MAR-MBI-PhD-Programme-Brochure-SM.pdf

Website: mbi.nus.edu.sg

Programme Information: mbi.nus.edu.sg/education/graduate-program/

Email Enquiries: mbigraduate@nus.edu.sg

We would greatly appreciate your assistance to share the below information with aspiring students who are interested in pursuing a PhD Programme.

Thank you.

SEMINAR VỀ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP TRONG NHÀ MÁY DƯỢC

Thời gian: Thứ 7, 18/12/2021. Từ 15:00-17:00
Diễn giả: Thạc sĩ, Dược sĩ, Võ Lê Ngọc Châu: Nguyên trưởng phòng Bào chế, Sanofi, hiện là trưởng phòng nghiên cứu, tập đoàn Aikya.
Dẫn chương trình và giải đáp câu hỏi: Tiến sĩ, Dược sĩ, Nguyễn Hồng Vân: Giảng viên Khoa Kỹ thuật Y Sinh.
Nội dung của buổi seminar:
Chia sẻ về hướng nghiên cứu phát triển Dược phẩm định hướng thị trường
Quy trình sản xuất sản phẩm trong nhà máy: từ ý tưởng đến sản phẩm thực tế.
Vị trí công việc và cơ hội thăng tiến trong nhà máy Dược

Nghiên cứu sinh Khoa Kỹ thuật Y Sinh, Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM được Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF) cấp học bổng

Ngày 24/11/2021, Quỹ Đổi mới Sáng tạo Vingroup (VinIF) trao tặng 300 suất học bổng, tổng giá trị 40 tỷ đồng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh xuất sắc thuộc 13 khối ngành. Đây đều là những nhà khoa học trẻ xuất sắc, với tổng cộng 748 bài báo quốc tế, 1.322 công trình nghiên cứu, 17 giải nghiên cứu khoa học cấp Bộ và 57 giải thưởng, danh hiệu học thuật cấp quốc gia. Đặc biệt, trong số đó, có 12 thủ khoa tốt nghiệp đại học, 11 ứng viên được chuyển tiếp sinh từ bậc đại học lên Tiến sĩ và 20% nghiên cứu sinh nhận bằng Thạc sĩ từ nước ngoài.

Trong 300 suất học bổng cho các học viên và nghiên cứu sinh xuất sắc đó, có hai suất được trao cho hai nghiên cứu sinh (một Nghiên cứu sinh là Thạc sĩ Bác sĩ Răng Hàm Mặt, một Nghiên cứu sinh là Thạc sĩ Công nghệ Sinh học) đang học tiến sĩ ngành Kỹ thuật Y Sinh tại Khoa Kỹ thuật Y Sinh, Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Khoa Kỹ Thuật Y Sinh được Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho phép đào tạo bậc Tiến sĩ từ năm 2019. Đến nay sau hai đợt tuyển sinh Khoa Kỹ thuật Y Sinh hiện đang có bốn nghiên cứu sinh theo học. Trong đó có ba nghiên cứu sinh đã xuất sắc được VinIF cấp học bổng, cụ thể: Năm 2020 được 01 suất cho một nghiên cứu sinh khóa 01; Năm 2021 được 02 suất cho hai nghiên cứu sinh khóa 02. Điều này cũng phần nào khẳng định được chất lượng của các nghiên cứu sinh, cũng như chất lượng đào tạo, chất lượng các đề tài mà các nghiên cứu sinh đang triển khai với sự hướng dẫn của các giảng viên trong Khoa Kỹ thuật Y Sinh.

Xin chúc mừng các nghiên cứu sinh đã xuất sắc nhận được học bổng, hy vọng các nghiên cứu sinh trong đợt tuyển sinh tiếp theo cũng sẽ tiếp tục nhận được những học bổng tương tự.

Chăm sóc sức khỏe bằng y tế viễn thông

Máy viễn áp (hình trái) được sử dụng để đo huyết áp và nhịp tim người dùng suốt 24 giờ. Dữ liệu đo được được tự động truyền qua mạng ADSL, Wifi hoặc 3/4G, được phân tích và lưu trữ trên một server. (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)
Máy viễn áp (hình trái) được sử dụng để đo huyết áp và nhịp tim người dùng suốt 24 giờ. Dữ liệu đo được được tự động truyền qua mạng ADSL, Wifi hoặc 3/4G, được phân tích và lưu trữ trên một server. (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)

(NLĐO) – Y tế viễn thông là một cách tiếp cận mới về quản lý bệnh nhân từ xa. Là sự kết hợp nhiều kỹ thuật tiên tiến như nano, micro, mạng lưới kết nối vạn vật, thực tế ảo, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo …

GS-TS Võ Văn Tới và nhóm cộng sự ở Khoa Kỹ thuật Y sinh – Trường ĐH Quốc Tế (ĐH Quốc Gia TP HCM) vừa nghiên cứu thành công một hệ thống viễn y bao gồm các thiết bị cá nhân, hệ thống mạng kết nối vạn vật (Internet of Things) kết nối bệnh nhân với bác sĩ qua thiết bị trên phần mềm phân tích dữ liệu, hệ thống máy tính chủ để lưu trữ dữ liệu và các bác sĩ gia đình.

Nhóm nghiên cứu đã thiết kế máy đo huyết áp và nhịp tim (được gọi là máy viễn áp), thiết lập một hệ thống viễn y kết nối bệnh nhân và bác sĩ qua máy viễn áp, được điều khiển bởi hệ thống máy chủ dựa trên công nghệ điện toán đám mây. Trường hợp dữ liệu bệnh nhân vừa đo được vượt ra ngoài mức cho phép, hệ thống sẽ cảnh báo để bác sĩ xử lý. Bệnh nhân và bác sĩ từ xa được kết nối với nhau với thời gian thực qua website trên laptop hoặc app trên điện thoại di động.

Máy viễn áp (hình trái) được sử dụng để đo huyết áp và nhịp tim người dùng suốt 24 giờ. Dữ liệu đo được được tự động truyền qua mạng ADSL, Wifi hoặc 3/4G, được phân tích và lưu trữ trên một server. (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)

GS-TS Võ Văn Tới cho biết để bảo vệ sự riêng tư của bệnh nhân và bảo mật dữ liệu, giải pháp y tế viễn thông đã sử dụng phần mềm riêng để tạo sự kết nối tin tưởng giữa bác sĩ và bệnh nhân. Trong đó, bệnh nhân toàn quyền về dữ liệu cá nhân của mình, có thể chọn cung cấp cho bác sĩ chỉ định. Giải pháp cũng hướng đến phục vụ bệnh nhân ở vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện gặp bác sĩ trực tiếp, có thể thông qua các cơ sở y tế địa phương để kết nối với cơ sở y tế tuyến trên.

Máy viễn áp (hình trái) được sử dụng để đo huyết áp và nhịp tim người dùng suốt 24 giờ. Dữ liệu đo được được tự động truyền qua mạng ADSL, Wifi hoặc 3/4G, được phân tích và lưu trữ trên một server. (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)
Máy viễn áp (hình trái) được sử dụng để đo huyết áp và nhịp tim người dùng suốt 24 giờ. Dữ liệu đo được được tự động truyền qua mạng ADSL, Wifi hoặc 3/4G, được phân tích và lưu trữ trên một server. (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)

Bước đầu giải pháp y tế viễn thông đã được sử dụng thử nghiệm tại Ban Bảo vệ và Chăm sóc Cán bộ trung cao tỉnh Bình Dương. Trên 90% bệnh nhân, bác sĩ và điều dưỡng tham gia đã đánh giá cao độ chính xác, sự hữu dụng cũng như cách dùng đơn giản và thông tin rõ ràng của giải pháp này.

Ngoài mô hình “Chăm sóc sức khỏe bằng y tế viễn thông” của Trường ĐH Quốc Tế, Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ (Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM) cũng đang đẩy mạnh mục tiêu “Chuyển đổi số trong ngành y tế”. Hiện trung tâm đang có nhiều công nghệ theo hướng số hóa đáng chú ý trong lĩnh vực y tế của các trường, viện, doanh nghiệp cung ứng công nghệ ở TP HCM và cả nước.

Cụ thể: Giải pháp kiểm soát tình trạng thay đổi độ sâu trong gây mê bằng phương pháp trí tuệ nhân tạo (của Trường ĐH Y Dược TP.HCM); Ứng dụng trí tuệ nhân tạo để khoanh vùng cơ quan trong xạ trị và công nghệ xạ phẫu ung thư vú (của Công ty TNHH Med-Aid Việt Nam); IoH: Hệ thống hỗ trợ thu thập và trực quan hóa chỉ số sức khỏe, ứng dụng giám sát bệnh nhân đái tháo đường thai kỳ tại Khoa Sản – Bệnh viện Hùng Vương; CovidPass.vn – Hồ sơ chứng nhận an toàn Covid ứng dụng công nghệ Blockchain (Công ty Cổ phần VietnamBlockchain); Ứng dụng khám chữa bệnh từ xa trong y tế cộng đồng (Công ty Cổ phần eDoctor)…

 

Mai Chân

Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương – thăm Khoa Kỹ thuật Y Sinh, Trường Đại học Quốc tế, ĐHQG-HCM

Sáng thứ Bảy ngày 20/11/2021, nằm trong khuôn khổ chương trình hoạt động Lễ Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2021, đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa – Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; PGS. TS. Vũ Hải Quân – Giám đốc ĐHQG-HCM và đoàn đại biểu đã đến tham quan Trường Đại học Quốc Tế (ĐHQT) – ĐHQG TPHCM.

Khoa Kỹ thuật Y Sinh (KTYS) vinh dự là một đơn vị của Trường ĐHQT được Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và đoàn đại biểu đến tham quan. Về phía Khoa KTYS có PGS. TS. Nguyễn Thị Hiệp (Trưởng Khoa), TS. Huỳnh Chấn Khôn và các cán bộ giảng viên cùng tiếp đón đoàn tham quan.

Tại Khoa KTYS, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã tham quan, lắng nghe PGS. TS. Nguyễn Thị Hiệp giới thiệu về các sản phẩm, các đề tài mà Cán bộ – Giảng viên và Sinh viên của Khoa KTYS đã và đang triển khai như: keo sinh học, băng gạc y tế kháng khuẩn, máy Viễn Áp và hệ thống Viễn Y (telemedicine), … đặc biệt là tiến độ triển khai đề tài “Nghiên cứu chế tạo và thử nghiệm bộ kit test nhanh kháng nguyên cho virus SARS-CoV-2 từ mẫu nước bọt” do ĐHQG-HCM tài trợ, TS. Huỳnh Chấn Khôn – giảng viên của Khoa KTYS làm chủ nhiệm. Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa và đoàn đại biểu đánh giá rất cao các sản phẩm của Khoa KTYS và hy vọng bộ kit test nhanh kháng nguyên virut SARS-CoV-2 từ nước bọt sớm thành công để phục vụ hữu hiệu cho việc phòng chống dịch bệnh; đồng thời đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa cũng hy vọng trong tương lai những sản phẩm nghiên cứu của Khoa KTYS sẽ được ứng dụng vào thị trường thương mại.

Dưới đây là một số hình ảnh của buổi tham quan:

Nhóm sinh viên Khoa KTYS đạt được giải poster award ở hội nghị BrainConnects 2021️

Khoa KTYS xin chúc mừng nhóm các bạn sinh viên Ân Hoàng Minh Anh, Nguyễn Võ Huỳnh Như, Châu Thành Huy, Khưu Đoàn Đức Quang, Võ Quốc Hoàng Quyên, Nguyễn Hoài Thương, Trần Vũ Quang Thịnh, Nguyễn Lâm Quang, Lê Phúc Hoàng Anh, Đặng Thị Thu Khiết, Nguyễn Thành Hiếu và Phan Thế Duy đã xuất sắc đạt được giải poster award.

Tìm hiểu thêm về Hội nghị BrainConnects 2021️: https://sites.google.com/site/brainconnects2021/home…
Thông tin về thành tích đạt được: https://sites.google.com/…/brainco…/home/poster-award…

Hướng dẫn sử dụng máy In 3D tại LAB A1.404

1, Sinh viên coi kỹ 2 video về Leveling máy in 3D và sử dụng bàn in Ultrabase
(Nghiêm cấm sử dụng khi chưa coi 2 video này)


Hướng dẫn thay nhựa in

2, Các file khác
https://drive.google.com/drive/folders/1×86-2gxdit0b2EiqfhzWIaKTrtlfTnld?usp=sharing

Quả ngọt” của sinh viên say mê khoa học

Võ Thị Cẩm Duyên (thứ 2 từ trái qua) cùng các bạn nhận giải thưởng về NCKH của Khoa Kỹ thuật Y sinh.

Tỏa sáng cùng Kỹ thuật Y sinh

Là sinh viên khóa 2016 của Khoa Kỹ thuật Y sinh, Trường ĐH Quốc tế (IU) – ĐHQG TPHCM, Võ Thị Cẩm Duyên vừa hoàn thành khóa luận loại xuất sắc và dự kiến sẽ tốt nghiệp trong năm 2021.

Tháng 6 vừa qua, bài báo khoa học “Rapid Detection of Tebuconazole Based on Aptasensor and Aggregation of Silver Nanoparticles” (Tạm dịch: Thiết kế Aptasensor phát hiện nhanh Tebuconazole dựa trên sự kết tụ của các hạt nano bạc) của Duyên (với sự hỗ trợ của TS Trương Phước Long) đã được đăng trên tạp chí “Journal of Nanomaterials” – một trong các tạp chí quốc tế uy tín của ngành Kỹ thuật Y sinh.

Duyên cho biết, Tebuconazole là một hoạt chất diệt nấm được sử dụng trong nông nghiệp, tuy nhiên nó được xem là một chất gây ung thư và có nguy cơ tiềm ẩn gây nguy hiểm cho môi trường. Vì vậy, việc giám sát hoạt chất này trong thực phẩm và trong môi trường đóng một vai trò quan trọng.

Nội dung chính của nghiên cứu này là thiết kế một cảm biến sinh học sử dụng DNA aptamer như một phần tử nhận biết sinh học và các hạt nano bạc như phần tử chuyển đổi để phát hiện nhanh Tebuconazole dựa trên sự kết tụ của các hạt nano bạc. Các hạt nano bạc này một khi kết tụ sẽ thay đổi phổ hấp thụ, từ đó gây ra sự thay đổi màu của dung dịch phản ứng. Phương pháp này cho phép nhận biết kết quả bằng mắt thường trong vòng 20 phút với độ nhạy và độ đặc hiệu cao.

Bước đầu tiếp cận với nghiên cứu khoa học, Duyên đã được học nhiều kiến thức cơ bản về sinh học phân tử, kỹ thuật PCR, kỹ thuât LAMP, các xét nghiệm lâm sàng cũng như kỹ năng làm thí nghiệm và đọc báo khoa học từ thầy Khôn. Các thí nghiệm đầu tiên của Duyên là thực hiện phản ứng PCR để phát hiện kí sinh trùng sốt rét và tối ưu hóa phản ứng LAMP để tránh hiện tượng dương tính giả trong xét nghiệm lâm sàng.

Trước tình hình dịch bệnh Covid-19, TS Trương Phước Long đã đề xuất cho Duyên làm đề tài “Phương pháp phát hiện nhanh virus” với mong muốn mang lại ý nghĩa thiết thực cho cộng đồng. Bước đầu Duyên đã tiến hành thiết kế một cảm biến sinh học so màu có thể phát hiện nhanh chủng virus sốt xuất huyết bằng mắt thường dựa trên sự kết tụ của hạt nano vàng. Với kết quả khả quan, đề tài này đã được đánh giá rất cao bởi hội đồng bảo vệ luận văn tốt nghiệp Khoa Kỹ thuật Y sinh năm 2021 với số điểm 98/100. Nghiên cứu này Duyên đang dần hoàn thiện và dự kiến sẽ công bố khoa học trong thời gian sắp tới.

TS Trương Phước Long (GV Khoa Kỹ thuật Y sinh) chia sẻ: “Duyên rất chuyên cần, chăm chỉ trong học tập, đồng thời luôn có tinh thần học hỏi, kiên nhẫn, chủ động và sáng tạo trong nghiên cứu. Bên cạnh đó, em còn nắm bắt kiến thức, kỹ thuật mới rất nhanh”.

Duyên cho biết sẽ tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về cảm biến sinh học và các phương pháp phát hiện nhanh virus. Hiện tại việc phát hiện thành công chủng virus sốt xuất huyết đã tạo cơ sở để ứng dụng cảm biến sinh học này trên nhiều chủng virus khác. Ngoài việc công bố khoa học, mong muốn xa hơn nữa là có thể ứng dụng các phương pháp này trong các xét nghiệm lâm sàng.

Tuyển dụng Kỹ sư Kỹ thuật Y Sinh -Bệnh Viện FV

Name of the position: Biomedical Engineer
Vị trí công việc: Kỹ sư thiết bị y tế

General purpose of the position/Mục đích chung của vị trí này:

Perform inspection, testing, training, repair, preventive maintenance, calibration on medical equipment along with ensuring documentation as per hospital processes with the help of the CMMS;
Thực hiện việc thẩm định, thử nghiệm, đào tạo, sửa chữa, bảo trì phòng ngừa, hiệu chuẩn trên thiết bị y tế cùng với việc đảm bảo lưu hồ sơ theo các quy trình của bệnh viện với sự hỗ trợ của Hệ thống Phần mềm Quản lý Bảo trì;

Key duties and responsibilities/ Nhiệm vụ và trách nhiệm chính:

  1.  Inventory and Risk Assessment of medical Equipment/Kiểm kê và Đánh giá rủi ro của thiết bị y tế  
  2. Inspection and safety check of Medical Equipment/Thẩm định và kiểm tra độ an toàn của thiết bị y tế.
  3. Installation, Commissioning and Training/Lắp đặt, vận hành và đào tạo:
    1. Co-ordinate with vendors before, during and after the process/Phối hợp với nhà cung cấp trước, trong và sau quy trình.
    2. Ensure proper documentation of the entire process/Đảm bào lưu hồ sơ của toàn bộ quy trình phù hợp.
    3. Liaison with vendors, users and purchase for installation scheduling/Liên lạc với nhà cung cấp, người sử dụng và phòng mua hàng để sắp xếp lịch lắp đặt.
    4. Follow up with users to ensure completion of installation, commissioning and training of the medical equipment/Theo dõi cùng với người sử dụng để đảm bảo hoàn thành việc lắp đặt, vận hành và đào tạo về thiết bị y tế.
  4.    Follow the schedule of Preventive Maintenance (PM) in notify the user in advance and ensuring the job is done with in house / external engineers – complete with documentation and labels on equipment
    Theo lịch Bảo Trì Phòng Ngừa (PM) để thông báo trước cho người sử dụng và đảm bảo hoàn thành công việc với các kỹ sư nội bộ/bên ngoài – hoàn thành việc lưu hồ sơ và dán nhãn trên thiết bị.
  1.    Ensure corrective calls are addressed and completed as per hospital processes, ensuring minimum downtime and no disruption to patient services
    Đảm bảo xử lý và hoàn thành các cuộc gọi yêu cầu khắc phục sự cố theo quy trình của bệnh viện, đảm bảo giảm thiểu thời gian ngưng hoạt động đến mức thấp nhất và không làm gián đoạn các dịch vụ cung cấp cho bệnh nhân.
  1.    Update all records on CMMS as per the approved processes
    Cập nhật tất cả hồ sơ vào Hệ thống Phần mềm Quản lý Bảo trì (CMMS) theo các quy trình đã phê duyệt.
  1.    Receive trainings as provided by the vendor engineer and self-update
    Tiếp nhận việc đào tạo từ kỹ sư của nhà cung cấp và tự cập nhật cho bản thân
  1.    In liaison with the users, arrange for operational trainings in coordination with the vendors
    Liên lạc với người sử dụng, sắp xếp các chương trình đào tạo vận hành phối hợp với nhà cung cấp
  1.    Understand the policies and procedures of the hospital and follow them in all works of the department
    Hiểu rõ và tuân thủ các chính sách và quy trình của bệnh viện trong tất cả các công việc của khoa/phòng
  1.    Quality Record/Hồ sơ về chất lượng:
  1. Prepare and submit quality report to Biomedical Manager on all activities of the medical equipment management/ Lập và nộp Báo cáo Chất lượng của về tất cả các hoạt động quản lý thiết bị y tế cho Trưởng phòng Thiết bị Y tế.
  2. Discuss with Biomedical Manager on report for performance analyzer and improvement/ Thảo luận với Trưởng phòng Thiết bị Y tế về Báo cáo để phân tích hiệu quả công việc và thực hiện cải tiến.
  1. Other task assigned by the line manager
    Các công việc khác theo phân công của quản lý trực tiếp.

Liên Hệ: Tran Thi Tuong Vi (Ms.) vi.tran@fvhospital.com