Blog Trang 11

Cuộc thi SHAPE YOUR BME

—-Shape of You, Shape of BME—-
Ngồi rầu nhiều chuyện dở dang
Môn này chưa hết, môn kia cancel
Nằm nhà quay clip viral
Mong sao có giải qua hè đu đưa 
Tadaaaaa ngạc nhiên chưa cả nhà yêu, Khoa Kỹ thuật Y Sinh đã trở lại và lợi hại hơn xưa. Không để các bạn chờ lâu nữa, cuộc thi “SHAPE YOUR BME” đã chính thức ra mắt rồi đâyyyyy!!! Hứa hẹn sẽ mang đến cho bạn một mùa hè sôi động hơn bao giờ hết. 
 “SHAPE YOUR BME” chính là sân chơi giúp các bạn sinh viên định hình về BME theo một cách riêng. Hình ảnh Khoa Kỹ Thuật Y Sinh trong suy nghĩ của mỗi chúng ta không chỉ riêng về học tập, những sự kiện mà còn là những khoảnh khắc vui vẻ, những buổi camping , những câu joke mà chỉ có sinh viên BME mới biết được,…đồng thời cũng truyền tải những giá trị tinh thần và kinh nghiệm sống tốt đẹp cho mọi người đó nhaaaa Hãy nhanh chóng đăng ký tham gia chương trình để xua tan sự nhàm chán của mùa hè này và rinh về những phần thưởng siêu to khủng lồ của chương trình nào!!!!!
THỂ LỆ CUỘC THI
Đối tượng tham gia: Toàn thể sinh viên BME
Bao gồm 2 vòng thi:
Vòng 1: Vòng form – Link form: https://bit.ly/3eoYeph
(Thời gian đăng ký: 18/07/2021 – 01/08/2021)
Vòng 2: Vòng bình chọn – Các bài thi hợp lệ sẽ được bình chọn trên Fanpage BME YOUTH UNION.
(Thời gian bình chọn: 02/08/2021 – 08/08/2021)
Thông tin chi tiết thể lệ cuộc thi: https://bit.ly/3io1ja8
Cách thức dự thi:
Bước 1: Người dự thi sẽ tham gia quay, dựng và thiết kế 1 đoạn video hoặc 1 album ảnh (cả hai đều kèm theo một bài viết mô tả tối đa 250 từ).
Bước 2: Đăng ký bài dự thi theo form của chương trình.
Bước 3: Kêu gọi bình chọn cho bài dự thi được đăng tải.
Cách tính điểm: Kết quả dựa 50% số điểm do ban tổ chức (BTC) chấm và 50% do lượt bình chọn.
Đối với cách tính điểm bình chọn:
React: 10 điểm
Comment: 20 điểm/comment
Share kèm hashtag: 30 điểm/share
 CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG
1 giải nhất: 1.000.000 VNĐ
1 giải nhì: 700.000 VNĐ
1 giải ba: 500.000 VNĐ
1 giải khuyến khích: 300.000 VNĐ
2 giải phụ: mỗi giải 200.000 VNĐ. Gồm:
Giải bài dự thi được yêu thích nhất (căn cứ vào tổng điểm bình chọn).
Giải sáng tạo (căn cứ vào bình chọn từ ban giám khảo).
Còn chần chờ gì nữa mà hãy nhanh chóng đăng ký tham gia chương trình đi nào các BME-ers ơi!!!!!!!!
————————————————————————
Mọi thông tin thắc mắc vui lòng liên hệ:
Email: bmeyouthunion@iuyouth.edu.vn
Fanpage: BME Youth Union

BME INNOVATION COMPETITION 2021 – VÒNG CHUNG KẾT CUỘC THI NGÀY 11/8/2021 TRÊN NỀN TẢNG ZOOM

Vậy là TOP 8 gồm các cá nhân và tập thể xuất sắc nhất đã đi đến những bước cuối cùng của cuộc thi BME INNOVATION COMPETITION 2021 và đang trong giai đoạn hoàn thiện sản phẩm của đội mình. Và họ cũng đang dần chuẩn bị những nội dung cuối cùng để bước vào vòng chung kết của cuộc thi diễn ra vào ngày 11/08/2021.
Và bây giờ, hãy cùng chúng mình điểm qua những gương mặt BGK & Khách mời vòng chung kết cuộc thi !
BAN GIÁM KHẢO:
GS. TS. Võ Văn Tới – Trợ lý Ban Giám Hiệu về Khoa Học Sức Khoẻ – Giảng Viên.
– Tốt nghiệp Tiến sĩ tại Viện Công nghệ Liên bang Thụy Sĩ, Lausanne (EPFL), Thụy Sĩ
– Học giả sau Tiến sĩ, Harvard-MIT, Hoa Kỳ.
– Giáo sư danh dự, Khoa Kỹ thuật Y sinh, Đại học Tufts, Hoa Kỳ.
– Nguyên Giám đốc Điều hành Quỹ Giáo dục Việt Nam (VEF), Hoa Kỳ.
– Nguyên Trưởng khoa Kỹ Thuật Y Sinh, Đại học Quốc Tế, ĐHQG TP.HCM
PGS. TS. NGUYỄN THỊ HIỆP – Trưởng khoa Kỹ Thuật Y Sinh, Đại học Quốc Tế, ĐHQG TP.HCM
– Tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Soonchunhyang, Hàn Quốc.
– Năm 2016, được UNESCO trao công bố sáng chế đề tài cải thiện tụt nướu răng bằng sợi collagen và điện hóa học.
– Năm 2017, Giải Nhất Giải thưởng ASEAN – Mỹ về giải pháp giảm áp lực y tế nặng nề lên các thành phố lớn.
– Năm 2018, Giải thưởng L’Oréal – UNESCO vì đã phát triển một loại gel nano thông minh có thể đẩy nhanh quá trình tái tạo mô
TS. Vòng Bính Long – Phó Trưởng khoa Kỹ Thuật Y Sinh, Đại học Quốc Tế, ĐHQG TP.HCM
– Tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Tsukuba, Nhật Bản.
– Nghiên cứu sinh Sau Tiến sĩ về Kỹ thuật Phân tử, Đại học Tsukuba, Nhật Bản.
– Giải thưởng Thanh niên Quả cầu vàng 2018 (Young Scientist Award)
– Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2018 (Outstanding Young Face Vietnam)
– Giải thưởng Sáng tạo Thành phố 2019 (Ho Chi Minh Creative Award)
TS. Trần Thị Ngọc Diệp – Giám đốc Trung tâm đổi mới và Chuyển giao Công nghệ (CITT)
– Tốt nghiệp Tiến sĩ tại Đại học Bang Michigan, Hoa Kỳ.
– Giảng dạy tại khoa Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc Tế, ĐHQG TP.HCM
– Điều phối viên chính của Trung tâm Chuyên môn Khu vực (RCE) về Giáo dục Phát triển Bền vững miền Nam, Việt Nam
ThS. Phạm Trần Đăng Thức – Phó phòng phụ trách sản phẩm – Công ty Vitech
– Thạc sĩ chuyên ngành Di truyền học – Trường Đại Học Khoa Học Tự Nhiên- ĐHQG TP.HCM
– Nghiên cứu và Giảng dạy bộ môn Di truyền- Khoa Sinh học & CNSH – ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TP.HCM
– Giải nhì hội thi sáng tạo Khoa Học Kỹ Thuật TP. HCM năm 2017 với đề tài phát triển công cụ phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
– Xây dựng được 1 dòng sản phẩm mới gồm 5 kit xét nghiệm kí sinh trùng bằng phương pháp ELISA có doanh thu hơn 2,4 tỷ đồng vào năm 2018.
KHÁCH MỜI :
PGS. TS. Lê Văn Cảnh – Phó hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế
– Giảng viên khoa Kỹ thuật Xây dựng, Đại học Quốc Tế, ĐHQG TP.HCM. Thầy còn là reviewer cho các tạp chí khoa học nổi tiếng.
– Thành viên của Hiệp hội Cơ học Tính toán – Vương quốc Anh (ACME-UK). Người đánh giá dự án cho NAFOSTED, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Mở TP.HCM.
PGS.TS. Phạm Văn Hùng
– Trưởng phòng quản lý khoa học, Đại học Quốc Tế, ĐHQG TP.HCM.
– TOP 100 000 nhà khoa học có ảnh hưởng nhất Thế giới năm 2020.
 Với chuyên môn và kiến thức thực tiễn của mình, BGK và các vị Khách mời sẽ phần nào giúp các đội chơi hoàn thiện sản phẩm của mình một cách tốt nhất, đồng thời chọn ra những danh hiệu cao nhất của cuộc thi
Hãy đón xem vòng chung kết cuộc thi sẽ diễn ra vào ngày 11/08/2021 sắp tới nhé!
————————-
Mọi thắc mắc xin liên hệ:
Email: bmeyouthunion@iuyouth.edu.vn
Fanpage: BME Youth Union

Cảm ơn nhà tài trợ Vitech cho cuộc thi Sáng tạo Y sinh 2021

Các IUers ơi
BME Innovation Competition là cuộc thi với chủ đề: “??????????? ??? ?????????? ????????? ??????? ?? ????????” mục tiêu chọn ra các ý tưởng hay về nghiên cứu và giải pháp ứng dụng Kỹ thuật Y Sinh học trong việc chăm sóc sức khỏe, chẩn đoán và điều trị các bệnh thường gặp.
Đặc biệt hơn, BME Innovation Competition rất vinh dự nhận được sự tài trợ từ Công ty TNHH Phát triển Khoa học Vitech. Vitech Development là Công ty phân phối ủy quyền tại Việt Nam các sản phẩm Thermo Scientific, Invitrogen, Gibco và các thương hiệu khác.
Vitech ra đời với sứ mệnh cung cấp những sản phẩm chất lượng tốt nhất và dịch vụ hoàn hảo đến với khách hàng. Các sản phẩm bao gồm các hóa chất, sinh phẩm cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học Sinh học cơ bản (nghiên cứu hệ gen, protein), nghiên cứu và sản xuất vắc xin, chẩn đoán y sinh, an toàn thực phẩm và vệ sinh thú y. Vitech nghiên cứu và phát triển nhằm cung cấp các sản phẩm có chất lượng cao, các giải pháp công nghệ tiên tiến tối ưu giúp đẩy nhanh tiến độ đưa các sản phẩm nghiên cứu ứng dụng vào cuộc sống và phục vụ sự nghiệp chăm sóc y tế.
Ban tổ chức BME INNOVATION 2021 xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và hỗ trợ từ Vitech Development.Thông báo đến các đội/ cá nhân thi kết quả Vòng 2 cuộc thi sẽ DỰ KIẾN được công bố vào ngày 26/07/2021.
Các bạn nhớ giữ gìn sức khỏe cho mình và mọi người trong mùa dịch này, thực hiện tốt các khuyến cáo của Bộ y tế, tăng cường vận động luyện tập thể lực, bổ sung dưỡng chất đầy đủ để tăng sức đề kháng nhé!

Chương trình đào tạo tích hợp Kỹ sư – Thạc sĩ KTYS (BS-MS)

Chương trình BS-MS là gì

Chương trình BM-MS là chương trình đào tạo tích hợp Kỹ sư-Thạc sĩ nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên giỏi và xuất sắc có thể rút ngắn thời gian học đại học và cao học còn 5 năm so với chương trình học thông thường (4 năm Đại học + 1,5-2 năm Cao học) bằng cách công nhận tương đương một số học phần trong chương trình thạc sĩ cho chương trình đại học cùng ngành. Bên cạnh đó, chương trình đào tạo tích hợp Kỹ sư-Thạc sĩ khuyến khích, định hướng sinh viên theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học từ bậc đại học. Sau khi hoàn tất chương trình đào tạo tích hợp này, sinh viên sẽ được cấp cả 2 bằng: bằng Kỹ sư và bằng Thạc sĩ do trường Đại học Quốc tế cấp bằng.

Lợi ích của chương trình Đối với người học

Chương trình đào tạo tích hợp Kỹ sư-Thạc sĩ giúp người học tiết kiệm được thời gian và chi phí học tập so với mô hình đào tạo thông thường. Việc rút ngắn thời gian học tập giúp người học có được nhiều cơ hội trong nghề nghiệp cũng như tiếp tục con đường học Tiến sĩ trong nước và nước ngoài, từ đó tăng có thể phát huy khả năng của mình đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Đối tượng, tiêu chí và thời gian xét tuyển

  • Đối tượng dự tuyển của chương trình tích hợp kỹ sư-thạc sĩ là sinh viên đang học ngành Kỹ thuật y sinh do trường Đại học Quốc tế cấp bằng.
  • Người dự tuyển là sinh viên năm 3, năm 4 có điểm trung bình tích lũy đến thời điểm xét tuyển đạt loại khá trở lên (điểm trung bình tích lũy từ 7,0 điểm trở lên, theo thang điểm 10).
  • Thời gian xét tuyển: tại giữa học kỳ 4 của chương trình đào tạo đại học.

Vietnam satellite program: Materials, Mimics, and Microfluidics: Engineering Tools for Mechanobiology (MBI 3M)

Join Zoom Meeting at:

https://us02web.zoom.us/j/83017423367?pwd=VFZzbm8vOGpaay96RWZ6aG9weCtLQT09 Meeting  ID: 830 1742 3367  Passcode: 171378

VN Time  (GMT+7) Thursday  (July 22, 2021)

Microfluidics and LOC

Chair: Dr. Huynh Chan Khon, and Dr. Nguyen Thanh Qua

14:55 – 15:00 Opening remarks
15:00 – 15:30 Invited talk 1: Scaling-up microfluidic tools fabrication

Dr.  Cécile M. Perrault, Co-founder, CSO of Eden Tech, France

15:30 – 15:50 Invited talk 2 :  Point-of-care devices for pathogen detections: Past, Present, and Future

Dr. Trinh Kieu The Loan – Gachon University, Korea

15:50 – 16:05 Technical presentation 1:  Designing lateral flow immunoassay for Cortisol quantification using low-cost resources

Ms. Hoang Anh Le Phuc – International University,  VNU-HCMC, Viet Nam

16:05 –16:15 Break
16:15 – 16:45 Invited talk 3: Organ-on-a-chip systems: are they promising for application in aptamer selection and validation?

Dr. Tran Thi Thanh Thoa. Senior Research Scientist, Aptagen LLC, USA

16:45 – 17:00 Technical presentation 2: VA-on-a-chip platform for modelling vascular anomalies

Mr. Hoang-Tuan Nguyen – University of Oulu,  Finland

17:00 –17:05 Break
17:05 – 17:30 Invited talk 4:  MEMS-based force sensors for measurement of droplet dynamics

Dr. Nguyen Thanh Vinh,  National Institute of Advanced Industrial Science and Technology (AIST), Japan

17:30 – 17:50 Technical presentation 3: Microfluidics in North Viet Nam: The fabrication and application

Dr. Pham Van Nhat, University of Science and Technology Hanoi, Viet Nam

17:50 – 18:10 Technical presentation 4:  Ultra-rapid prototyping of microfluidic systems: When micromilling meets microfluidics

Dr. Nguyen Thanh Qua – International University,  VNU-HCMC,  Viet Nam

   
VN Time  (GMT+7) Friday  (July 23, 2021)

Biomaterials Research in Viet Nam

Chair:  Assoc. Prof. Nguyen Thi Hiep, and Dr. Vong Binh Long

14:55 – 15:00 Opening remarks
15:00 – 15:30 Invited talk 1:  Translational research of drug-delivery natural polymers for biomedical application in tropical regions

Prof. Tran Dai Lam, Institute for Tropical Technology, Ha Noi, Vietnam

15:30 – 16:00 Invited talk 2: A novel injectable electrosprayed nanosphere composite pH-temperature sensitive hydrogel containing chitosan–insuline for an insulin delivery system in type I diabetes treatment

Assoc. Prof. Huynh Dai Phu, University of Technology,  VNU-HCMC, Viet Nam

16:00 – 16:15 Technical Presentation 1: Chick chorioallantoic membrane assay as an in vivo model to study the effect of nanoparticle-based anticancer drugs in ovarian cancer

M.Sc. Vu Thanh Binh, International University, VNU-HCMC,  Viet Nam

16:15 – 16:30 Break
16:30 –17:00 Invited talk 3:  Folic acid-conjugated gelatin-g-pluronic p123 copolymers exhibiting a great potential for delivery of quercetin and paclitacel toward cancer therapy

Assoc. Prof. Tran Ngoc Quyen, Institute of Applied Materials Science, HCM, Vietnam

17:00 – 17:30 Invited talk 4:  Decellularized matrix for tissue engineering

Dr. Nguyen Thi Ngoc My, University of Science, VNU-HCMC, Viet Nam

17:30 – 17:45 Technical Presentation 2: Silymarin-loaded redox nanoparticle for inflammation treatment

Ms. Nguyen Thi Thu Ha, International University, VNU-HCMC,  Viet Nam

17:45 – 18:00 Technical Presentation 3: Antimicrobial property of Ag-nanoparticle coated membrane.

M.Sc. DDS. Thai Huy Thanh, International University, VNU-HCMC,  Viet Nam

Sinh viên được tài trợ dự án… nghìn Euro

Nhóm sinh viên Trưng ĐH Quc tế (ĐH Quc gia TP.HCM) va đưc T chc nghiên cu não quc tế (IBRO) trao gii thưng “IBRO-APRC Brain Awareness Week Grant” tr giá 1.250 Euro đ t chc mt s kin nâng cao nhn thc v khoa hc thn kinh cho cng đng.


Nhóm sinh viên thc hin d án

Sự kiện này có tên “Children’s cognitive abilities: Unravel your children’s full potential”, tạm dịch “Khả năng nhận thức của trẻ: Khám phá tiềm năng của con bạn”, dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 8-2021. Nhóm gồm các sinh viên Lê Phúc Hoàng Anh, Trần Vũ Quang Thịnh, Cao Hoàng Minh Thiện, Phạm Hoài Bảo (thuộc Khoa Kỹ thuật y sinh, Trường ĐH Quốc tế); hiện nay có thêm một số sinh viên khác cùng tham gia dự án. TS. Hà Thị Thanh Hương (Trưởng bộ môn Kỹ thuật mô và Y học tái tạo, Khoa Kỹ thuật y sinh) trực tiếp hướng dẫn nhóm sinh viên thực hiện dự án.

Nâng mc đ nhn biết v s phát trin ca não b  tr nh

Nói về lý do hình thành dự án, Trần Vũ Quang Thịnh (đại diện nhóm) chia sẻ, dự án đến từ mong muốn đóng góp một phần nhỏ cho cộng đồng cũng như trải nghiệm thêm về ngành mà chúng em đang học; cụ thể, dự án hướng đến việc nâng cao nhận thức cộng đồng về sự phát triển của não bộ ở trẻ nhỏ, từ đó góp phần đánh thức tiềm năng của trẻ em. Theo Quang Thịnh, với mục tiêu để những nghiên cứu về hệ thần kinh gần với mọi người hơn, dự án sẽ dùng những ứng dụng của bộ môn này trong một lĩnh vực mà rất nhiều người Việt Nam quan tâm là giáo dục. Cụ thể hơn, dự án sẽ gồm 2 chuỗi sự kiện. Chuỗi sự kiện đầu tiên sẽ thực hiện trực tuyến. Tại đây, nhóm sẽ đem những kiến thức về khoa học thần kinh tưởng như rất hàn lâm và khó hiểu vào các tình huống hằng ngày qua những mẩu truyện tranh, đoạn video ngắn. Mục đích chính của sự kiện này là đem khoa học thần kinh vào cuộc sống, kích thích trí tò mò của người xem. Sự kiện thứ hai là chuỗi bài nói và hội thảo dành cho các ông bố, bà mẹ hoặc giáo viên quan tâm đến giáo dục trẻ em. Tại đây, các bác sĩ, chuyên gia từ những ngành liên quan sẽ cung cấp thông tin về những công cụ, phương pháp có thể áp dụng trong việc nuôi dạy trẻ đã được một phần chứng minh nhờ những phát hiện của ngành nghiên cứu thần kinh. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ hội để người tham gia và các em nhỏ tiếp xúc với những công nghệ, sản phẩm hữu ích về lĩnh vực giáo dục, thần kinh để có thể áp dụng trong cuộc sống.

Quang Thịnh cho biết thêm, phía Tổ chức IBRO yêu cầu dự án phải nâng mức độ nhận biết của mọi người về nghiên cứu não bộ và sự kiện có ảnh hưởng trong cộng đồng. Để đạt được những tiêu chí đó, nhóm phải nghiên cứu và tìm số liệu thuyết phục họ rằng giáo dục đang là một vấn đề vô cùng được quan tâm ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nhóm tổ chức hai chuỗi hoạt động với hai hình thức khác nhau để có thể tiếp cận được nhiều người nhất, song vẫn tạo điều kiện để người tham gia tìm hiểu, trải nghiệm và đón nhận những thông điệp mà dự án muốn truyền tải. Tuy cũng gặp khó khăn trong việc chọn chủ đề, phương thức phù hợp với yêu cầu dự án và thực trạng ở Việt Nam, nhưng nhóm đã cùng nhau thảo luận, nghiên cứu rất nhiều từ những gì tự trải nghiệm đến những bài báo khoa học, báo cáo đã xuất bản, tham khảo nhiều dự án đã được nhận quỹ trước đó. Nhờ vậy, nhóm đã khắc phục được khó khăn, đi đến thống nhất được phương án tối ưu nhất.

Có phương án d phòng trong tình hình dch Covid-19 phc tp

Hiện tại, để chuẩn bị cho sự kiện trực tiếp, nhóm thực hiện dự án đã liên lạc và trao đổi với các bác sĩ cũng như chuyên gia trong từng lĩnh vực nhằm hoàn thiện bản nội dung chi tiết cho các buổi tọa đàm. Nhóm mong muốn mang đến thông tin về những ứng dụng của khoa học thần kinh trong đời sống hằng ngày dưới góc nhìn hiện đại và mới mẻ nhưng vẫn đảm bảo tính phù hợp với người dân Việt Nam. Chính vì vậy, tìm được những diễn giả tiềm năng là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định tính thành công của toàn dự án. Song song đó, nhóm sẽ xây dựng một nền tảng web chạy xuyên suốt toàn bộ chương trình, kể cả sau khi sự kiện trực tiếp kết thúc. Trang web sẽ là một diễn đàn, nơi kết nối các bậc phụ huynh và mọi người với nhau, với nguồn kiến thức tin cậy, cập nhật. Ngoài ra, nhóm cũng đang tìm kiếm các công ty hay tổ chức làm về giáo dục hoặc các sản phẩm phát triển trí tuệ ở trẻ em để giới thiệu cho các bậc phụ huynh hay thầy cô giáo. Đây sẽ là một lựa chọn khác, mới lạ và thú vị hơn cho thời gian giải trí của trẻ em nhưng vẫn tạo cơ hội phát triển tư duy và trí sáng tạo.

Tuy nhiên, tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp có thể ảnh hưởng đến kế hoạch tổ chức sự kiện của nhóm. Vì vậy, ngoài kế hoạch như trên, nhóm thực hiện dự án cũng đang lên những phương án dự phòng để đảm bảo vẫn có thể mang tinh thần của dự án đến cho mọi người. “Nhìn về mặt tích cực, đây là thời điểm mà các bậc phụ huynh có nhiều thời gian bên con mình hơn và có thể dễ dàng áp dụng các phương pháp, kiến thức về khoa học thần kinh đã được chia sẻ” – Quang Thịnh cho biết.

Dịch vụ Thử Độc tính tế bào (Cytotoxicity Test) và Thử nghiệm Tăng sinh tế bào (Cell Proliferation Assay)

Nhằm đáp ứng nhu cầu và tránh lãng phí cơ sở vật chất đã được đầu tư, Khoa Kỹ thuật Y Sinh cung cấp dịch vụ thực hiện Thử Độc tính tế bào (Cytotoxicity Test) và Thử nghiệm Tăng sinh tế bào (Cell Proliferation Assay) cho các đối tác, các nhà khoa học bên ngoài trường ĐH Quốc Tế, Đại học Quốc Gia.

Khoa hiện đang thực hiện các thử nghiệm trên với hoá chất nhuộm huỳnh quang Resazurin. Với phép Thử Độc tính tế bào, các mẫu thử sẽ được đo huỳnh quang bằng máy đọc đĩa (Microplate reader VarioskanTM, ThermoScientific, USA) sau 24 giờ nuôi cấy tế bào. Với Thử nghiệm Tăng sinh tế bào, các mẫu thử được đo ở nhiều mốc thời gian hơn, tuỳ theo nhu cầu của khách hàng.

Các nhà khoa học, sinh viên quan tâm có thể liên hệ:

Phan Thị Thanh Tâm, sdt: 0942566607, email: ptttam@hcmiu.edu.vn

Dịch vụ đo Độ bền kéo (Tensile strength)

Nhằm đáp ứng nhu và tránh lãng phí cơ sở vật chất đã được đầu tư, Khoa Kỹ thuật Y Sinh cung cấp dịch vụ đo độ bền kéo (tensile strength) cho các đối tác, các nhà khoa học bên ngoài trường ĐH Quốc Tế, Đại học Quốc Gia.

Khoa đang sử dụng máy Stable Micro System TA-XT plus Texture Analyser (của Anh), là loại máy chuyên dùng để đo các đặc tính vật lí của mẫu vật.

Các nhà khoa học, sinh viên quan tâm có thể liên hệ:

Phan Thị Thanh Tâm, sdt: 0942566607, email: ptttam@hcmiu.edu.vn

Hình ảnh máy Stable Micro System TA-XT plus Texture Analyser.

Nhóm sinh viên Khoa Kỹ thuật Y Sinh nhận được giải thưởng IBRO-APRC Brain Awareness Week Grant 2021

Vừa qua, nhóm các bạn sinh viên thuộc Khoa Kỹ thuật Y sinh bao gồm: Lê Phúc Hoàng Anh, Trần Vũ Quang Thịnh, Cao Hoàng Minh Thiện và Phạm Hoài Bảo đã vinh dự được Tổ chức Nghiên cứu Não bộ Quốc tế (IBRO) trao giải thưởng IBRO-APRC Brain Awareness Week Grant trị giá 1.250 Euro, nhằm tài trợ cho việc tổ chức một sự kiện nâng cao nhận thức về Khoa học Thần kinh cho cộng đồng. 

Dự án của nhóm sẽ hướng đến việc nâng cao nhận thức của cộng đồng về sự phát triển của não bộ ở trẻ nhỏ, từ đó góp phần đánh thức tiềm năng của trẻ em. Sự kiện dự kiến sẽ được tổ chức vào tháng 8/2021.

Chuyển giao công nghệ và bằng cấp sáng chế: Vẫn trên đường xa

Từ góc độ của một nhà khoa học, từng có nhiều sản phẩm thương mại thành công trong lĩnh vực kỹ thuật y sinh, GS Võ Văn Tới đã có cuộc trao đổi thẳng thắn với Bản tin ĐHQG-HCM xoay quanh chủ đề trên.

* Thưa ông, là nhà khoa học từng làm việc ở môi trường nghiên cứu năng động của nhiều nước trên thế giới, xin ông cho biết việc đăng ký sáng chế, bảo hộ trí tuệ đối với nghiên cứu của các nhà khoa học ở những quốc gia này như thế nào?

– Tôi từng có thời gian học tập và làm việc tại Thụy Sĩ và Mỹ. Ở Thụy Sĩ hoạt động này cũng không rầm rộ lắm, bên Mỹ thì tốt hơn. Theo quan sát của tôi, các nhà khoa học tại những quốc gia này luôn ý thức cao trong vấn đề bảo hộ trí tuệ. Ngoài ra chính phủ của họ cũng có nhiều chính sách hỗ trợ để khuyến khích họ đăng ký bảo hộ trí tuệ. Chẳng hạn chính phủ Mỹ có chính sách dành cho các nhà nghiên cứu trên 65 tuổi được giảm lệ phí, ưu tiên xét nhanh hơn hay chương trình SBIR (Small Business Innovation Research) và STTR (Small Business Technology Transfer). Đây là những chương trình mà hầu như những cơ quan chính phủ liên bang nào cũng có. SBIR là chương trình khuyến khích các nhà khoa học kỹ thuật tự mở công ty khởi nghiệp (start-up), chính phủ sẽ cấp một khoản kinh phí để họ phát triển sản phẩm có thể thương mại hóa được. STTR tài trợ các giảng viên đại học cộng tác với các công ty vừa và nhỏ để phát triển sản phẩm có thể thương mại hóa được. Mặc dù các chương trình này không đề cập vấn đề bảo hộ trí tuệ nhưng nó gián tiếp khuyến khích nhà khoa học khi có ý tưởng sẽ tự phải bảo hộ sản phẩm trí tuệ của mình.

Riêng trải nghiệm của cá nhân, khoảng 20 năm trước, khi làm việc tại Mỹ tôi từng được chương trình SBIR của cơ quan chính phủ – National Eye Institute – cấp 100.000 USD để làm ra sản phẩm. Trong quá trình làm họ không đòi hỏi phải có bằng sáng chế nhưng tự động mình sẽ phải làm để bảo vệ quyền lợi của mình. Muốn làm việc này, tôi tìm đến các chuyên gia hoặc luật sư chuyên về luật sở hữu trí tuệ. Họ rất am tường thị trường. Họ tư vấn tôi để lột tả được điểm mới và cách bảo vệ nó. Sau đó họ sẽ viết, nộp đơn và theo dõi tiến độ. Nếu người xem xét hồ sơ của tôi có phản biện hoặc yêu cầu làm rõ những khía cạnh nào đó, luật sư sẽ cùng thảo luận với tôi giải pháp trước khi họ trả lời. Nếu tôi được cấp bằng sáng chế họ sẽ theo dõi trong suốt thời gian được bảo vệ để giúp tôi trả lệ phí bảo tồn nó cũng như sẵn sàng bảo vệ tôi khi có người xâm phạm quyền lợi hay hỗ trợ tôi khi có người quan tâm muốn thương mại hóa nó. Họ làm việc rất chuyên nghiệp và tận tâm nên các ý tưởng của tôi đều được cấp bằng sáng chế.

* Tiêu chí để chính phủ các nước này cấp kinh phí hỗ trợ nghiên cứu làm ra sản phẩm có thể thương mại hóa là gì, thưa ông?

– Các chương trình SBIR và STTR có 3 pha: pha đầu họ tài trợ cho nhà nghiên cứu để phát triển ý tưởng thành sản phẩm mẫu thử nghiệm, pha hai họ tài trợ để tái thiết kế thành sản phẩm công nghiệp và pha cuối họ không tài trợ nhưng kết nối nhà nghiên cứu với doanh nghiệp có tiếng tăm trong ngành. Để đánh giá những đề xuất, mỗi cơ quan liên hệ thành lập hội đồng và có những tiêu chí riêng biệt nhưng rõ ràng. Tiêu chí đánh giá quan trọng là ý tưởng có khả thi không và sản phẩm tương lai có đáp ứng nhu cầu thực tế không. Nếu sau pha đầu nhà nghiên cứu không làm ra sản phẩm như đã hứa thì họ cũng không đòi tiền lại nhưng dĩ nhiên họ sẽ khó khăn hơn trong việc xét duyệt các đề xuất trong tương lai của nhà nghiên cứu đó.

Thời gian còn theo học ở Thụy Sĩ, sau khi làm ra sản phẩm mẫu từ một ý tưởng mới và thử nghiệm thành công, tôi báo cáo với thầy hướng dẫn của mình, thầy dẫn đến gặp luật sư làm thủ tục bảo hộ sở hữu trí tuệ, rồi cử kỹ thuật viên hỗ trợ tôi tái thiết kế ra thành sản phẩm công nghiệp, tìm công ty để sản xuất và đưa nó ra thị trường. Lúc đó vì là sinh viên nên tôi không hiểu rõ chính sách chung ra sao nên không trình bày ở đây. Ở Mỹ, các trường đại học có những chính sách khác nhau. Ở trường tôi làm việc, nếu họ không quan tâm đến kết quả của mình họ sẽ cho phép mình tự do làm gì thì làm với nó. Ngược lại, họ cấp kinh phí để làm thủ tục bảo hộ sở hữu trí tuệ, chế tạo sản xuất, thương mại hóa và phân chia lợi nhuận rõ ràng. Thông thường nhà nghiên cứu và phòng lab của người này được hưởng lợi nhuận lớn nhất.

* Thưa ông, có ý kiến cho rằng, số lượng bằng sáng chế của các nhà khoa học ở Việt Nam còn thấp là do năng lực nghiên cứu chưa tốt. Ông đánh giá thế nào về nhận định này?

– Tôi không đồng ý với ý kiến này. Nhà khoa học có nhiều sáng chế hay không không phản ánh được năng lực nghiên cứu của họ. Mặt khác, sở dĩ nước ta ít sáng chế là do cơ chế khuyến khích nhà khoa học về việc này còn nhiều hạn chế. Thứ nhất, quy trình cấp sáng chế ở ta đối với các nhà khoa học còn khá xa lạ và mất nhiều thời gian. Khi nhà nghiên cứu nộp đơn để xét cấp sáng chế, thông thường họ không biết lột tả tính mới, đặc sắc của nó và không biết xin bảo hộ những gì; họ mô tả hoặc quá đơn giản hoặc quá cường điệu và mất khoảng ba tháng sau họ mới nhận được phản hồi là bên xét đã nhận được đơn; sau đó mất tiếp khoảng 2-3 năm mới biết được ý tưởng hoặc sản phẩm nghiên cứu của mình có được cấp sáng chế hay không. Nếu không được cấp thì cũng không biết lí giải ra sao. Điều chắc chắn là họ không được gì cả. Trong khi đó, một số tài trợ yêu cầu nhà khoa học viết bài báo về kết quả nghiên cứu rồi đăng trên các tạp chí uy tín để chứng minh năng lực nghiên cứu của mình càng sớm càng tốt. Như vậy đăng bài báo sẽ nhanh và đáp ứng hơn rất nhiều so với làm sáng chế – không những mất nhiều thời gian, tiền bạc mà còn chưa biết kết quả ra sao. Do đó, các nhà khoa học nước ta thường có xu hướng công bố bài báo hơn là xin cấp bằng sáng chế. Thứ 2, chúng ta không có đội ngũ luật sư giỏi, tư vấn chuyên nghiệp từ quá trình xin bằng sáng chế đến chuyển giao công nghệ. Và thứ ba, nhiều doanh nghiệp, công ty ở ta hầu như không quan tâm đến bằng sáng chế hay thiết bị chế tạo từ đại học.

Tôi cho rằng số lượng sáng chế nhiều hay ít tùy thuộc nhiều yếu tố và thực sự không phải là vấn đề tối quan trọng. Vì làm ra nhiều sáng chế mà không cái nào thực thi hóa được thì cũng chẳng để làm gì. Một điểm cần lưu ý là không phải những gì được cấp bằng đều có thể thương mại hóa được và thành công trên thương trường. Do vậy, nếu các nhà lãnh đạo muốn đất nước mình có nhiều bằng sáng chế thì phải tạo ra cơ chế thông thoáng, dễ dàng và hữu hiệu như các nhà xuất bản tạp chí đã tạo ra cơ chế của họ để có nhiều bài báo. Trong khi đó, nếu muốn có bằng sáng chế mà sản phẩm có thể chuyển giao công nghệ và thương mại hóa được thì nên có cơ chế tương tự như SBIR hay STTR nêu trên. Bằng sáng chế sẽ là hệ quả tất yếu.

Trong khi chờ đợi, tôi xin đề xuất một mô hình hàn lâm ta có thể thử nghiệm ngay là tạo ra một hệ thống xuyên suốt trong cơ sở gồm có nhóm nghiên cứu lý thuyết, nhóm kỹ thuật, và nhóm pháp chế – kinh doanh. Họ có quyền quyết định, khả năng, sẵn tiền và tương tác với nhau tốt. Nhóm nghiên cứu khoa học đưa ra yêu cầu về một thiết bị chưa từng có trên thị trường để thử nghiệm một ý tưởng khoa học đột phá. Nhóm kỹ thuật thực hiện sản phẩm mẫu để nhóm này thử nghiệm. Nếu kết quả khoa học tốt, nhóm pháp chế – kinh doanh sẽ nghiên cứu thị trường cho thiết bị này. Nếu kết quả tốt, nhóm sẽ lo các thủ tục pháp lý bảo vệ sở hữu trí tuệ, nghiên cứu khả năng chuyển giao công nghệ hay huy động nguồn vốn để thành lập công ty khởi nghiệp, chế tạo sản phẩm, xác định giá bán và đưa sản phẩm ra thị trường. Cùng lúc, nhóm kỹ thuật sẽ lo việc tái thiết kế và tìm cơ sở sản xuất hàng loạt sản phẩm với giá thành hợp lý. Có như thế một ý tưởng khoa học đột phá mới có thể trở thành sản phẩm ngoài thị trường một cách nhanh chóng và bằng sở hữu trí tuệ mới thực sự có hiệu quả kinh tế.

* Theo ông, việc chuyển giao nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước hiện nay đang gặp phải những khó khăn gì?

– Có lẽ khó khăn lớn nhất khi mời gọi doanh nghiệp thương mại hóa sản phẩm nghiên cứu trong hàn lâm là vấn đề cơ chế. Thông thường các nhà nghiên cứu được tài trợ bởi các cơ quan nhà nước. Mặc dù đường lối là khuyến khích đưa sản phẩm hàn lâm ra thị trường, kết hợp hàn lâm và doanh nghiệp… nhưng những luật lệ và nghị định thường làm mọi chuyện rất khó khăn nếu không muốn nói là tắc nghẽn. Quan trọng hơn, sản phẩm nước ngoài đã có nhãn hiệu nên bán dễ hơn trong khi sản phẩm nội địa chưa có tên tuổi gì. Ngoài ra, việc mua đi bán lại thiết bị đang dễ dàng và mang lại nhiều lợi nhuận. Do đó việc kêu gọi vốn đầu tư từ doanh nghiệp gần như bất khả. Giải pháp khả thi có lẽ là các nhà khoa học nên hợp tác với doanh nghiệp tư nhân ngay từ đầu để hiểu rõ nhu cầu của họ.

* Không biết ông có câu chuyện hay tâm tư nguyện vọng gì ông muốn chia sẻ về vấn đề này không?

– Để minh họa những gì chúng ta đã trao đổi bên trên, tôi muốn kể một câu chuyện bằng hình dưới đây.

Hồi xưa, khi còn là sinh viên bên Thụy Sĩ, tôi có sáng chế một thiết bị để nghiên cứu về mắt. Hình trên bên trái là sản phẩm mẫu do tôi tự tay làm ra từ mạch điện tử, bộ phận cơ khí, cơ chế vận hành đến bộ phận quang học cùng những gì có sẵn trong phòng lab. Hình bên phải là sản phẩm được công nghiệp hóa và đưa ra thị trường. Tất cả trong vòng 4 năm.

 

 

Năm 2010, khi đang là Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Y Sinh – Trường ĐH Quốc Tế ĐHQG-HCM, tôi cùng các cộng sự thiết kế một thiết bị để đo huyết áp và nhịp tim, và một hệ thống y tế viễn thông. Hình bên trái là sản phẩm mẫu. Hình bên phải là sản phẩm công nghiệp chúng tôi đã thiết kế và sản xuất hàng loạt với sự tài trợ của Sở Khoa học và Công nghệ, tỉnh Bình Dương. Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh đã thử nghiệm lâm sàng thành công với các thiết bị này trong hệ thống của họ. Thiết bị này đã được một công ty tư nhân quan tâm muốn sản xuất và thương mại hóa nhưng câu chuyện vẫn chưa ngã ngũ.

Gần đây, một công ty tư nhân công nghệ sinh học đặt hàng cho tôi để giải quyết vấn đề chuẩn bị mẫu sinh học trước khi ly trích DNA, RNA, protein. Thay vì phải nghiền mẫu bằng tay như hiện tại vừa mất thì giờ vừa khó chuẩn hóa (hình trái), tôi đã hướng dẫn sinh viên thiết kế một thiết bị tư động nghiền nhiều mẫu cùng một lúc (hình phải) bằng tiền riêng. Với vai trò là đơn vị hỗ trợ các hoạt động sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, Trung tâm Sở hữu trí tuệ và Chuyển giao công nghệ ĐHQG-HCM đã hỗ trợ đăng ký bằng sáng chế và tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ giữa công ty khởi nghiệp của cựu sinh viên Kỹ thuật Y Sinh với công ty này.